Muỗi Aedes hay còn được gọi là muỗi vằn, là tác nhân chính truyền bệnh Dengue. Theo thống kê, mỗi năm có hơn 50.000 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết. Trong đó có 17 ca tử vong, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cùng Pest-Solutions tìm hiểu về vòng đời của muỗi vằn, nhằm hiểu rõ về loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm này.
Vòng đời của muỗi vằn:
Cũng như nhiều loài muỗi khác, vòng đời của muỗi vằn trải quan 4 giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Tuổi thọ của muỗi trưởng thành có thể dao động từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Vòng đời phát triển của chúng có thể hoàn thành từ 1 đến 3 tuần.
Vòng đời của muỗi vằn Aedes gồm 4 giai đoạn
1. Trứng
Sau khi hút máu từ người và động vật có vú, muỗi vằn cái Aedes sản xuất trung bình từ 100 đến 200 quả trứng / mẻ. Những con cái có thể sản xuất đến 5 mẻ trứng trong suốt cuộc đời. Số lượng trứng phụ thuộc vào số lượng máu mà nó hút được.
Trứng được đặt trên các bề mặt ẩm ướt trong các khu vực có khả năng bị ngập nước, chẳng hạn như các gốc cây hoặc các vật dụng chứa nước như thùng phi, trống, lọ, chai, chậu, xô, bình hoa, lốp xe, bồn chứa… và rất nhiều nơi khác mà nước mưa được lưu trữ.
Muỗi cái Aedes có cách đẻ trứng riêng biệt không giống như hầu hết các loài. Không phải tất cả trứng được đặt xuống cùng lúc, chúng đẻ từng đợt nhỏ tùy thuộc vào điều kiện môi trường có thích hợp. Trứng thường được đặt ở các khoảng cách khác nhau trên mặt nước. Con muỗi cái sẽ không đặt toàn bộ tại một địa điểm, nó sẽ chia trứng ra nhiều nơi.
Trứng muỗi vằn mịn, dài, hình bầu dục, dài khoảng 1 milimét. Khi vừa mới sinh ra, trứng xuất hiện với màu trắng nhưng trong vòng vài phút sau nó đổi thành màu đen bóng. Trong điều kiện khí hậu ấm áp, trứng có thể phát triển
chỉ trong vòng 2 ngày, nhưng ở trong khi khí hậu ôn đới mát hơn, sự phát triển có thể kéo dài đến 1 tuần.
Trứng không gặp được nước thì sẽ không thể phát triển, thường mất hơn một năm để nở. Tuy nhiên, chúng nở ngay sau khi được ngâm trong nước. Điều này làm cho công tác phòng chống muỗi vằn càng khó khăn.
2. Ấu trùng
Sau khi nở ra từ trứng, ấu trùng (lăng quăng, bọ gậy) ăn các chất hữu cơ trong nước như tảo và các vi sinh vật. Trong giai đoạn này, ấu trùng sử dụng thời gian ở trên bề mặt nước, ấu trùng sẽ lặn xuống đáy nếu mặt nước bị khuấy động.
Ấu trùng thường được tìm thấy quanh nhà trong các vũng nước, lốp xe, hoặc trong bất kỳ vật gì chứa nước. Sự phát triển của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chúng trải qua bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn là một lần lột da và giai đoạn cuối cùng, ấu trùng dài 8 milimét. Con đực phát triển nhanh hơn so với con cái, do đó, con đực thường sinh ra sớm hơn. Ở những nơi nhiệt độ mát mẻ, muỗi vằn Aedes vẫn có thể tồn tại trong giai đoạn ấu trùng trong nhiều tháng.
3. Nhộng
Sau giai đoạn thứ tư, ấu trùng đi vào giai đoạn nhộng. Nhộng bất động và phản ứng với các kích thích. Trong giai đoạn cuối cùng của vòng đời của muỗi vằn, nhộng không ăn và mất khoảng hai ngày để phát triển. Muỗi trưởng thành xuất hiện ra từ cái kén, nuốt không khí để mở rộng bụng, cánh và đầu.
4. Trưởng thành
Sau khi xuất hiện, muỗi vằn mới trưởng thành có đầy đủ chức năng cơ thể. Con cái sẽ tìm kiếm bạn tình, sau khi giao phối nó đi tìm nguồn máu từ người và động vật để nuôi trứng. Trong khi đó muỗi đực thụ phấn cho cây trồng.
Muỗi đang mai thai có thể trải qua mùa đông trong những nơi kín đáo, trong khi muỗi đực không thể sống sót qua mùa đông. Khi thời tiết ấm lên, muỗi vằn hút máu người để nạp protein nuôi dưỡng trứng. Chúng đẻ trứng vào những gốc cây hoặc chai lọ, vòng đời của muỗi vằn tiếp tục tiếp diễn.
Hi vọng bài viết Vòng đời của muỗi vằn Aedes sẽ cung cấp những thông tin thú vị cho bạn
Xem thêm: muỗi Anophen nguy hiểm như thế nào
Pest-Solutions
Video: muỗi vằn hút máu cực nhanh