Vòng Đời Của Mối – 3 giai đoạn phát triển

vòng-đời-phát-triển-của-mối

Vòng đời của mối và những điều bạn chưa biết

Mối là một loài côn trùng gây hại cho nhà ở, công trình xây dựng. Chúng ăn gỗ và phá hủy cấu trúc nền móng tòa nhà, khiến công trình xuống cấp nhanh chóng. Mỗi năm, mối gây thiệt hại khoảng 3 tỷ USD cho các ngôi nhà tại Mỹ.

Nói cho công bằng, mối là sinh vật vừa có lợi vừa có hại. Chúng ăn vi khuẩn trong đất và làm đất tươi xốp. Bài viết này xin giới thiệu về vòng đời phát triển của loài mối.

Vòng đời của mối

01
of 2

Vòng đời phát triển của mối

Quá trình phát triển của mối trải qua kiểu biến thái không hoàn toàn gồm 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Tùy thuộc vào môi trường, nhiệt độ, nguồn thức ăn và loài, thời gian phát triển của mối có thể diễn ra nhanh hoặc chậm.

vong-doi-cua-moi
Vòng đời của mối trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành (Ảnh: internet)

1. Vòng Đời Của Mối – Trứng

Vòng đời của mối bắt đầu từ một quả trứng, trứng mối tương tự như trứng cá nhưng nhỏ hơn nhiều: chúng nhỏ, trắng, mờ và hình bầu dục. Lần giao phối đầu tiên, mối chúa mới sẽ đẻ khoảng hai chục quả trứng, và chúng làm nhiệm vụ này cho hết cuối đời.

Mối nở từ trứng và phải trải qua qua một số giai đoạn trong vòng đời để đạt được hình thái trưởng thành. Số phận của mối được quyết định từ khi còn trong trứng, nó có thể phát triển thành bất kỳ thành viên nào của tổ như mối thợ, mối lính, mối cánh.

Trứng mối có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, chúng được đặt trong các địa điểm an toàn như trong tường hoặc tổ dưới lòng đất, hiếm khi chúng ta nhìn thấy được. Mặc dù trứng là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống mối mọt và rất quan trọng đối với thuộc địa, nhưng sự hiện diện của trứng mối không được sử dụng như một dấu hiệu về sự xâm nhập. Thay vào đó, sự hiện diện của những con mối trưởng thành, cánh mối, cũng như các đống mùn cưa hoặc các đường đất thường là những dấu hiệu đầu tiên mà con người nhận thấy.

Để đảm bảo thuộc địa có sự cân bằng về số lượng và vai trò, mối vua hoặc mối chúa sẽ tiết ra pheromone để kiểm soát sự sinh sản của những con mối khác trong tổ (mối cánh – người trở thành mối chúa sau này).

2. Vòng Đời Của Mối – Ấu trùng

Mối cũng như bao loài côn trùng khác, nở từ trứng và hoạt động khi đã trưởng thành, mối con mới nở được gọi là ấu trùng.

Ấu trùng nhìn giống dòi, có màu trắng hơi đục, thân dài nhiều đốt. Thời gian ấu trùng mối nở ra thường kéo dài từ 30-60 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ.

Ấu trùng ăn gì ?

Giống như mối lớn, ấu trùng ăn cellulose. Tuy nhiên, mối thợ phải phá vỡ thức ăn để đưa cho ấu trùng, vì chúng không thể tiêu hóa nó nếu không có sự giúp đỡ. Bằng cách nhai thức ăn và nuốt vào ruột, mối thợ “chế biến” hỗn hợp này cùng enzym trong ruột, “sản phẩm” sẽ xuất ra từ đường hậu môn của mối thợ.

Vòng đời của ấu trùng

Ấu trùng lột xác nhiều lần trước khi chúng được phát triển đầy đủ. Thông qua quá trình này, ấu trùng biến thành mối thợ, mối cánh hoặc mối lính dựa trên nhu cầu của thuộc địa. Hầu hết trở thành công nhân, vì các thuộc địa có nhu cầu cao về vai trò này.

Vì một tổ mối và nhu cầu phát triển liên tục, vai trò của mối mọt có thể thay đổi theo thời gian. Ví dụ, nếu thuộc địa cần nhiều công nhân hơn, một con ấu trùng mối lính cũng có thể trở thành một công nhân “bất đắc dĩ”, còn được gọi là “công nhân giả mạo”.

Ấu trùng có gây thiệt hại ?

Ấu trùng mối gây thiệt hại gián tiếp cho nhà cửa. Mặc dù chúng không ăn cellulose trực tiếp như những người trưởng thành, nhưng chúng được cho ăn và đo đó mối thợ phải kiếm nhiều cellulose hơn để mang về cho chúng.

3. Vòng Đời Của Mối – Mối trưởng thành

vòng-đời-của-mối
Quá trình phát triển của mối trải qua nhiều giai đoạn (Ảnh: Internet).

Ở giai đoạn này, mối trưởng thành có 3 hình thức: mối thợ, mối lính và mối cánh (sẽ trở thành mối vua hoặc mối chúa).

Mối thợ

Là lực lượng lao động chính trong tổ và cũng chiếm số lượng đông đảo nhất, mối thợ là những kẻ trực tiếp tấn công căn nhà bạn.

Mối thợ thực hiện nhiều vai trò như tìm kiếm thức ăn, xây dựng tổ, nuôi mối con… Mối thợ có thể làm việc 365 ngày mà không cần nghỉ ngơi.

Mối thợ có tuổi thọ từ 2-3 năm, và chúng không có khả năng sinh sản.

Mối lính

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào, mối lính sẽ thông báo cho toàn bộ tổ biết. Mối lính làm nhiệm vụ bảo vệ và canh gác tổ, bất kỳ sự xâm phạm nào của các thuộc địa khác sẽ bị chúng phản kháng quyết liệt.

Cũng giống như mối thợ, mối lính không có khả năng sinh sản. Phần đầu to cùng chiếc gọng kìm là những đặc điểm nhận dạng của mối lính.

Mối cánh

Mối cánh dài, đen và có cánh. Là những con mối có khả năng sinh sản, tùy thuộc vào giới tính mà chúng sẽ trở thành mối vua hoặc mối chúa. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành. Mối cánh bay ra khỏi tổ và phân tán đi nhiều nơi.

Mối cánh thường bay thành từng cặp cho đến khi gặp một nơi thích hợp, hạ cánh và giao phối, bắt đầu một thế hệ mới tại một thộc địa mới. Mối cánh trở thành mối chúa và sinh sản, vòng đời của mối tiếp tục tiếp diễn.

Mối cánh thưởng trút bỏ đôi cánh của mình để chui xuống lòng đất, đây là một dấu hiệu nhận biết mối mọt.

02
of 2

Vòng đời của mối và những điều thú vị về mối chúa

Pest-Solutions xin cung cấp cho bạn thêm những thông tin thú vị về loài mối chúa và vòng đời của chúng.

1. Mối chúa là một “cỗ máy” đẻ

Ngay cả kiến hay bất cứ loài côn trùng nào khác có năng xuất đẻ cao như loài mối của chúng ta, chúng có thể đẻ lên đến 30.000 trứng mỗi ngày, đây thực sự là con số đang kinh ngạc.

2. Có kích cỡ “khủng”

Kích thước khổng lồ và nặng nề là đặc điểm không lẫn vào đâu được của mối chúa. Với nhiệm vụ chỉ giao phối và đẻ, trọng lượng của nó thường gấp 100-200 lần mối thợ.

3. Có thể sống bằng tuổi con người

Trong điều kiện lý tưởng, mối chúa được chăm sóc tốt có thể sống đến 50 năm.

4. Vòng đời của mối tùy thuộc vào nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp và nguồn thức ăn dồi dào có thể khiến mối trưởng thành nhanh hơn. Thế nhưng, nếu trong điều kiện khắc nghiệt và nguồn thức ăn khan hiếm, vòng đời của mối có thể mất hàng năm để trưởng thành.

5. Mối chúa “sản xuất” khoảng 170 triệu trứng trong cuộc đời.

Đây là lý do vì sao mối ngày càng phổ biến và người ta tốn nhiều tiền hơn trong việc điều trị và trùng tu tài sản. Không cách nào có thể ngăn chặn mối phát triển.

Nhưng dịch vụ diệt mối của Pest-Solutions có thể giúp bạn làm được điều này. Cần một chuyên gia giỏi xin liên hệ Hotline: 0901415012 – 0901415013 để biết thêm chi tiết.


Hi vọng bài viết Vòng Đời Của Mối – 3 giai đoạn phát triển sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị.

Pest-Solutions

Xem thêm: mối chúa sinh sản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *