Vòng đời của kiến diễn ra như thế nào ?
Cũng giống như bao loài côn trùng khác, kiến trải qua kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn trong vòng đời: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Mỗi giai đoạn là một hình thái khác nhau và những đặc điểm khác nhau.
Thời gian hoàn thành vòng đời có thể mất từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào môi trường, nhiệt độ, nguồn thức ăn và từng loài.
Vòng đời của kiến
Cũng như loài ong, kiến là loài côn trùng xã hội, có nhiều giai cấp tầng lớp trong tổ. Mỗi tầng lớp có một nhiệm vụ riêng, kiến thợ thì làm nhiệm vụ kiếm ăn và xây dựng tổ, kiến đực thì làm nhiệm vụ giao phối, kiến cánh thì có trách nhiệm mở rộng thuộc địa. Và người quan trọng nhất giúp bảo đảm số lượng trong quần thể là kiến chúa.
Sau khi những cuộc giao phối trên không cùng kiến đực, kiến chúa đẻ hàng trăm trứng, vòng đời của kiến bắt đầu từ đây.
1. Trứng
Sau khi thụ thai thành công cùng kiến đực, kiến chúa tìm một nơi thích hợp để đẻ trứng. Trứng kiến rất nhỏ, có màu trắng. Trứng kiến thường bị nhầm lẫn với ấu trùng do có màu trắng đục.
Trứng nở sau 1-2 tuần.
2. Ấu trùng
Sau một thời gian nằm trong trứng, chúng xé nát lớp vỏ bọc và bước ra ngoài, hít thở những sự sống đầu tiên. Ấu trùng có hình dạng khá giống con dòi, thân hình bầu, trắng, không có chân, phần đầu khá nhỏ.
Kiến thợ ngoài việc xây dựng tổ và kiếm ăn, chúng còn có trách nhiệm nuôi dạy những người trẻ, hầu như trong suốt thời gian này, ấu trùng được những thành viên trong tổ nuôi dưỡng chu đáo. Ấu trùng là những kẻ ăn tạp, chúng ăn bất cứ thứ gì có thể nhìn thấy.
Kiến thợ cho ăn bằng cách nuốt thức ăn vào bụng, thức ăn đi vào ruột hợp cùng các enzym, cuối cùng chúng truyền cho ấu trùng thông qua đường hậu môn đến miệng của ấu trùng (proctodeal).
Giai đoạn này ấu trùng được cho ăn mãnh liệt, chúng lột xác 3-4 lần trước khi chuyển sang hình thái nhộng. Một lần lột xác, cơ thể chúng sẽ to ra.
3. Nhộng
Sau lần lột da cuối cùng, ấu trùng hóa nhộng. Ở hình thái này, nhộng khá giống kiến trưởng thành, tuy nhiên chúng không có chân và râu được cuộn lại vào trong cơ thể.
Giai đoạn này, nhộng có màu trắng trong, không hoạt động nhiều, cũng không ăn uống. Thoạt nhìn có vẻ chúng đang ngủ ngon nhưng bên trong cơ thể đang có sự biến đổi diễn ra mãnh liệt.
Ở một số loài, nhộng có thể nằm trong cái kén (giống như trứng), cái kén được hình thành từ lớp cuticle ở lần lột xác cuối cùng của ấu trùng.
Hãy để ý, khi bạn cố tình phá nơi ở của chúng bằng cách đào tổ lên, bạn sẽ thấy những con kiến thợ chạy nhốn nháo, mang theo nhộng và ấu trùng “bỏ trốn”, thậm chí chúng còn mang theo cả trứng. Trứng và ấu trùng được kiến dùng enzym làm dính lại với nhau, do đó mỗi khi chạy trốn, chúng thường mang theo cả cụm bên mình.
4. Trưởng thành
Sau một thời gian phát triển trong cái kén, kiến trưởng thành phá hủy lớp vỏ và chui ra ngoài, lúc này chúng có màu đục hơn, các bộ phận đầy đủ và sẵn sàng bước những bước đi đầu tiên.
Kiến trưởng thành sẽ trở thành 3 loại: kiến đực, kiến thợ và kiến cánh (sau này là kiến chúa). Số phận của những con kiến đã được quyết định từ trong trứng. Kiến cánh sẽ trở thành kiến chúa sau những chuyến bay đến vùng đất mới, tại đó chúng sẽ giao phối với kiến đực và tạo lập một vương quốc cho riêng mình. Kiến thợ vẫn phải lớn lên và làm những nhiệm vụ cao cả của mình. Kiến đực sẽ là lực lượng giao phối với kiến chúa để sinh sản.
Kiến thợ không có cánh, chúng làm việc chăm chỉ như một người nông dân và không bao giờ ra khỏi thuộc địa. Kiến đực và kiến cánh sẽ cùng nhau đi đến các vùng đất mới để sinh sản và phát triển. Tại đây, vòng đời của kiến được lặp lại.
Hi vọng bài viết Vòng đời của kiến sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị.
Xem thêm: 5 loài kiến hung dữ nhất hành tinh
Pest-Solutions
Xem thêm: vòng đời của kiến