Gián và mối là những loài côn trùng thuộc bộ Blattodea. Khoảng 30 loài gián trong số 4.600 loài có liên quan đến môi trường sống của con người, khoảng 4 loài được biết đến như là sâu bệnh. Gián là một trong nhiều loài côn trùng gây hại xâm nhập vào nhà ở của con người.
Gián thực sự gây khiếp sợ cho nhiều người, bởi ngoại hình xấu xí và khả năng chạy nhanh, lẩn trốn tuyệt vời, do đó chúng bị ghét nhất toàn thế giới.
Vòng đời của gián bắt đầu từ trứng, và trải qua kiểu biến thái không hoàn toàn gồm 3 giai đoạn trước khi đạt đến hình thái trưởng thành.
Vòng đời của gián
Con gián được biết đến với tỷ lệ sinh sản cao vì con cái đẻ trứng trong những khoảng thời gian ngắn, đảm bảo số lượng luôn đông đúc.
Số lượng gián sẽ tăng rất nhanh nếu không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, nguồn thức ăn và hóa chân của người dân. Tất cả loài gián đều có vòng đời giống nhau, đều trải qua sự biến đổi không hoàn toàn.
3 giai đoạn phát triển của gián:
- Trứng
- Ấu trùng
- Trưởng thành
Vòng đời phát triển của loài gián trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Tùy vào môi trường, nhiệt độ và nguồn thức ăn mà gián có thể phát triển nhanh hơn dự kiến và ngược lại.
Vòng đời của gián – TRỨNG
Con gián cái đẻ trứng trong một cái túi, được gọi là oothecae. Chiếc túi này chứa khá nhiều trứng , khoảng15-20 quả trứng tùy vào loài. Ở gián Đức, số lượng trứng có thể lên đến 40.
Để đảm bảo sự an toàn cho trứng, con cái đặt trứng trong khu vực được bảo vệ tốt, chờ cho đến khi trứng nở. Một số loài gián mang ootecae trên lưng, trong khi số khác thì mang trên bụng. Trong suốt cuộc đời, một con gián có thể đẻ 150 quả trứng.
Trứng cần 14-60 ngày để nở, tùy thuộc vào loại gián và nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên, trứng sẽ nở thành ấu trùng chỉ khi được giải phóng bởi oothecae.
Vòng đời của gián – ẤU TRÙNG
Sau khi trứng nở, ấu trùng chui ra khỏi lớp vỏ bọc, bắt đầu sự sống đầu tiên của một con gián.
Ấu trùng là bản sao hoàn hảo của gián trưởng thành, chúng chỉ nhỏ hơn về kích thước và thiếu cánh. Trong giai đoạn này, gián sẽ trải nghiệm hầu hết những thay đổi trong cuộc đời (đi lại, kiếm ăn, đào tổ…) khi chúng phát triển từ trẻ đến lớn.
Để trở thành người lớn, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột da. Sau mỗi lần lột da, gián tăng kích thước. Gián sau khi lột da có màu nhợt nhạt. Sau vài giờ chúng trở nên tối màu trở lại. Thông thường, gián lột da 8 lần trước khi trưởng thành.
Vòng đời của gián – TRƯỞNG THÀNH
Toàn bộ vòng đời của gián từ trứng đến giai đoạn trưởng thành có thể kéo dài đến 600 ngày. Sau mỗi lần lột da, nó lại tiến gần hơn với hình thái trưởng thành. Trong giai đoạn cuối cùng của ấu trùng, những con gián sẽ có đôi cánh, thứ mà nó không có trước đó.
Kích thước và chiều dài của một con gián trưởng thành sẽ khác nhau tùy thuộc vào loài, hầu hết gián trưởng thành đều dài từ 1 inch (2,54cm) trở lên. Gián chỉ sinh sản khi nó đã trưởng thành, vòng đời của gián cứ như thế được lặp lại.
Tuổi thọ trung bình của một con gián phụ thuộc vào loài cũng như các yếu tố tạo thuận lợi cho cuộc sống của chúng như nhiệt độ, điều kiện khí hậu và bản chất môi trường mà chúng hiện đang sinh sống.
Gián và những điều thú vị
Không phải ngẫu nhiên mà mọi người đều ghét gián. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải công nhận những khả năng đặc biệt của chúng.
Gián rất khó chết
Đây là sự thật, gián khả năng chịu lực rất tốt bởi lớp vỏ cứng cáp cùng một chiếc bụng đầy hơi. Khi chịu lực tác động từ bên ngoài, gián xả hết không khí trong người, cho phép cơ thể chúng nén lại. Chúng làm việc như 1 túi hơi, do đó bạn phải mạnh tay mới mong giết được gián.
Sống lâu
Gián tuy nhỏ nhưng vô cùng bền bỉ, chúng có thể không cần ăn trong một tháng hoặc không uống nước trong một tuần.
Gián thở nhờ các lỗ trên da, do đó dù có mất đầu thì chúng vẫn sống bình thường. Gián chỉ chết 1 tuần sau đó.
Trứng có thể không nở trong một năm
Vòng đời của gián có thể bị ngưng lại do một số tác động từ bên ngoài như thời tiết lạnh giá. Trứng có thể sẽ không nở trong 1 năm nếu những nơi này quanh năm lạnh giá.
Chạy nhanh
Với vận tốc 5km/h, gián có thể được xếp vào tóp những loài côn trùng chạy nhanh nhất thế giới. Vận tốc trên quả thật quá tuyệt so với cơ thể nhỏ bé đó.
Bên cạnh đó, loài sinh vật xấu xí này có thể dổi hướng 25 lần trong 1 giây.
Tham ăn
Không phân biệt thứ gì, miễn là ăn được gián đều “đánh chén” tất cả. Sữa, bơ, bánh mì… là những thực phẩm ưa thích của chúng.
Chưa hết, trong trường hợp thiếu thốn nguồn thức ăn kể trên, gián còn có thể ăn cả bìa vở, tủ đựng quần áo… Kinh khủng hơn chúng còn “xơi” cả móng tay và móng chân trong lúc chúng ta ngủ.
Hi vọng bài viết Vòng Đời Của Gián – 3 giai đoạn phát triển sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích.
Xem thêm: Tìm hiểu về loài gián
Pest-Solutions