Tìm hiểu lợi ích của bọ cạp trong nền y học

loi-ich-cua-bo-cap-trong-y-hoc

Bọ cạp thường được bắt gặp trong giày dép ở trong nhà, tuy nhiên loài vật này đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên và mang lại nhiều lợi ích khoa học. Chúng vô cùng hứa hẹn cho những đột phá trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả điều trị ung thư. Dưới đây là một số sự thật thú vị về loài này.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA LOÀI BỌ CẠP TRONG Y HỌC

Có hơn 1.300 loài bọ cạp trên thế giới. Trong số này, khoảng 30 loài có nọc độc có thể gây chết người. Ở Hoa Kỳ, có khoảng 90 loài, nhưng chỉ có bọ cạp vỏ cây Arizona được coi là nguy hiểm.

Một lưu ý phân loại nhanh trước khi chúng ta tìm hiểu những công dụng có lợi của bọ cạp trong nghiên cứu đó là: thực chất bọ cạp không phải côn trùng, mà chúng là một loài nhện.

Khoa học về nọc độc bọ cạp

Những tác dụng tích cực của bọ cạp cho mục đích y học đã có từ hàng thiên niên kỷ trước đến nền y học Trung Quốc và Hy Lạp, nơi nọc độc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Các thành phần hoạt động của nọc độc là protein và peptide, thành phần này cũng có trong nọc độc rắn hoặc các sinh vật khác. Các axit amin hình thành các peptide này sẽ có khả năng gây ra nọc độc, chúng tìm kiếm và phá hủy các tế bào. Chức năng rất đặc biệt này hứa hẹn rằng nọc độc bọ cạp có thể sẽ được sử dụng trong y học.

Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra nọc độc của một số loài trong họ Buthidae có thể hữu ích trong việc phát triển các loại thuốc giảm đau, điều chỉnh huyết áp và điều trị ung thư và bệnh Parkinson.

Sử dụng nọc độc bọ cạp làm liệu pháp chữa trị ung thư

Các nhà nghiên cứu ở Mexico và Cuba đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong nọc độc của một số loài bọ cạp sẽ tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu từ quốc gia.

Mexico: Các nhà nghiên cứu tại Đại học Colima (UCOL) đã nghiên cứu nọc độc từ bọ cạp có tên Centruroides tecomanus, một trong những loài bọ cạp độc nhất ở Mexico. Họ đã tìm thấy hơn 100 protein và peptide khác nhau. Các nhà khoa học đã phân lập các peptide cụ thể, đưa vào và làm hỏng các tế bào ung thư trong các thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu tương tự cũng hiện tiến hành xem xét một nhóm khoảng 10 peptide về độc tính rõ ràng của chúng đối với các tế bào ung thư hạch.

Cuba: Các nhà khoa học và bác sĩ ở đây đã sử dụng nọc độc của loài bọ cạp Rhopalurus Junceus (bọ cạp xanh) trong hơn 20 năm để điều trị một số loại ung thư. Một loại huyết thanh làm từ nọc độc đã mang lại kết quả đầy hứa hẹn đối với các bệnh ung thư như phổi, tuyến tụy, dạ dày hoặc não nhưng không có kết quả đối với các bệnh ung thư máu. Các bác sĩ Cuba thường dùng nọc độc là một sự bổ sung cho các phương pháp điều trị thông thường như xạ trị và hóa trị. Việc kết hợp song song các phương pháp khiến nhiều bệnh nhân thấy giảm kích thước khối u và cũng cảm thấy ít tác dụng phụ. Nghiên cứu cũng cho thấy nọc độc có tác dụng giảm đau cho gần 100% người sử dụng. Cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi nọc độc bọ cạp xanh có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị ung thư ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu nọc độc được sử dụng không độc hại với động vật có vú. Các nhà nghiên cứu đang làm việc để tổng hợp các hợp chất trong nọc độc bọ cạp xanh và điều chế một loại thuốc điều trị ung thư mới.

Kiểm soát cơn đau bằng nọc bọ cạp

Ở Úc, những đột phá trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng nọc độc của bọ cạp có thể nắm giữ chìa khóa cho việc tạo ra các loại thuốc giảm đau mới. Các nhà khoa học tại Đại học Queensland, Brisbane, đã dành nhiều năm để lập danh mục các hợp chất nọc độc. Dữ liệu được lấy bằng cách thu thập gần 1.500 con bọ cạp và nghiên cứu nọc độc của chúng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy các hợp chất trước đây chưa được khoa học biết đến, nhiều chất gây tê ở nạn nhân bị chích. Các hợp chất này đang được sử dụng để nghiên cứu cả cách thức hoạt động cũng như kiểm soát cơn đau.

Phương thức tiềm năng chữa trị bệnh Pakinson

Quay trở lại Mexico, nhóm UCOL cũng tìm thấy nọc độc của bọ cạp ảnh hưởng tích cực đến động vật mắc bệnh Parkinson. Những người mắc bệnh Parkinson có thể bị tổn thương tế bào thần kinh và thiếu dopamine. Trong các thí nghiệm, chất độc từ nọc độc bọ cạp được gắn vào tế bào thần kinh dopamine giúp giải phóng nhiều dopamine. Sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng qua các nghiên cứu, ta thấy chất độc bọ cạp rất hứa hẹn trong việc làm giảm các triệu chứng của Parkinson.

Một số nghiên cứu khác

Một nghiên cứu hứa hẹn khác là kết quả nghiên cứu từ bọ cạp Israel. Nọc độc của bọ cạp vàng Israel đang được nghiên cứu vì ảnh hưởng của nó đối với huyết áp.

Trong khi đó, tại Seattle, Washington, nọc độc bọ cạp deathstalker của Israel đang được sử dụng để chữa bệnh khối u trước khi phẫu thuật não. Các nhà nghiên cứu sử dụng một loại protein được kéo ra từ nọc độc của bọ cạp, kết hợp với một phân tử huỳnh quang, để làm sáng các tế bào ung thư. Protein nhắm vào các tế bào và phân tử chiếu sáng chúng như đèn pin.

Điều này giúp các bác sĩ xử lí các tế bào ung thư chính xác hơn trong phẫu thuật não. Thử nghiệm trên người bắt đầu vào năm 2015 và các bác sĩ hy vọng rằng với nhiều nghiên cứu hơn, hợp chất nọc độc có thể giúp loại bỏ ung thư hiệu quả hơn các phương pháp hiện có.

Mặc dù bọ cạp có thể nắm giữ chìa khóa để chữa ung thư, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn thích chúng ở trong nhà, đúng không. Nếu gặp vấn đề về bọ cạp, hãy mạnh dạn liên hệ với chúng tôi để nhận được những biện pháp xử lí tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *