Sử dụng nọc độc của động vật chân khớp trong y học

noc-doc-cua-dong-vat-chan-khop-trong-y-hoc

Trong chúng ta, ai cũng sợ bị đốt bởi một số loài động vật chân khớp, chẳng hạn như ong bắp cày, nhện hoặc bọ cạp. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khách quan thì sức khỏe cộng đồng sẽ được hưởng lợi từ việc áp dụng cẩn thận nọc độc của chúng trong y học.

Sự nguy hiểm từ nọc độc của động vật chân khớp

Một số động vật chân khớp tạo ra nọc độc để bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm hoặc để bắt mồi. Chúng tiêm nọc độc vào cơ thể nạn nhân thông qua một quá trình gọi là “truyền nọc”. Nọc độc có thể bao gồm các độc tố (ví dụ: các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ, các ancaloit, v.v.) và các hợp chất khác (ví dụ: histamines, enzyme) có tác dụng tăng cường hiệu quả hoặc lan truyền các chất độc. Nạn nhân, chẳng hạn như con người hoặc các động vật khác, có thể gặp một loạt các phản ứng dị ứng với nọc độc của động vật chân khớp (từ sưng nhẹ đến sốc phản vệ và tử vong).

Các nhà khoa học đã trích xuất các hợp chất có từ nọc độc để nghiên cứu tác dụng của chúng ở liều lượng được kiểm soát và trong các điều kiện môi trường khác nhau. Trong một số trường hợp, nọc độc thậm chí còn được sử dụng để gây tê trước khi chích.

Sử dụng nọc độc của động vật chân khớp trong y học

Các loài động vật chân khớp khác nhau sẽ chứa các hợp chất hữu ích khác nhau (ở một mức độ nào đó) trong việc ứng dụng vào sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những công dụng trong y học từ một số hợp chất tự nhiên (tức là peptide) được tìm thấy trong nọc độc của động vật chân khớp. Các peptide chứa không quá 50 chuỗi axit amin được nối với nhau bằng liên kết peptide. Tác dụng kháng khuẩn của các peptide được tìm thấy trong nọc độc của động vật chân khớp rất quan trọng trong việc bảo vệ vật chủ khỏi vi khuẩn, virus hoặc nấm.

01
of 6

Nọc độc của ong

Nọc độc của một số loài côn trùng như ong chứa các thành phần, bao gồm melittin (một peptide), enzyme, amin (như histamine) và non-peptide (như lipid, carbohydrate). Melittin là thành phần chính của nọc độc và đã được sử dụng trong điều trị chống viêm, chống ung thư và chống vi-rút. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu (sử dụng ong sống) có thể làm giảm trầm cảm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những tác dụng kháng khuẩn của nọc ong trong việc chống lại vi khuẩn, như Staphylococcus aureusStaphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA). Một số nghiên cứu đang được thực hiện để tìm cách giảm thiểu thiệt hại đối với các tế bào động vật có vú do mellitin gây ra nếu hợp chất này là một hợp chất điều trị tiềm năng.

02
of 6

Nọc độc ong bắp cày

Thành phần chính của nọc độc ong bắp cày là Mastoparan và hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, do mức độ có hại cao với các tế bào của động vật có vú (kể cả người) nên hợp chất này thường không được dùng để điều trị. Các hợp chất khác được tìm thấy trong nọc độc ong bắp cày (như eumenine-mastoparan, aumenitin, protonectin, paulistine) đang được khám phá bởi tính chất kháng khuẩn của chúng và dường như chỉ có tác dụng rất thấp đối với các tế bào của động vật có vú.

03
of 6

Nọc độc của kiến

Nọc độc của kiến ​​có thể ức chế vi khuẩn như Enterococcus faecalisListeria monocytogenes. Các loại peptide kháng khuẩn khác nhau từ các loài kiến khác nhau ​​(ví dụ: Polusulin I & II từ kiến ​​nhảySolenopsin từ kiến ​​lửa). Vào thời cổ đại và ngày nay ở một số vùng của Mexico, nọc độc từ kiến ​​gặt đỏ được sử dụng để điều trị các bệnh giống như viêm khớp (để kiến đốt vào nơi cần điều trị).

04
of 6

Nọc độc của bọ cạp

Đặc tính kháng khuẩn của nọc độc bọ cạp khác nhau giữa các loài. Ví dụ, nọc độc của bọ cạp đất châu Phi (African ground scorpion) không có đặc tính kháng khuẩn, trong khi nọc độc của bọ cạp rừng khổng lồ (Giant forest scorpion) đang được thử nghiệm để chống lại một số loại vi khuẩn. Enzyme có tên BmHYA từ bọ cạp đỏ Trung Quốc đã được tìm thấy (trong nuôi cấy tế bào) để hỗ trợ điều trị ung thư vú bằng cách ức chế apoptosis trong tế bào, tạo điều kiện cho thuốc chống ung thư xâm nhập và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú. Nọc độc từ bọ cạp đuôi béo Ả Rập (Arabian fat-tailed scorpion) có thể ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư vú (trong nuôi cấy tế bào). Tuy nhiên, cần thêm thông tin về các cơ chế nọc độc này tác động đến các tế bào ung thư.

05
of 6

Nọc độc của nhện

Một loạt các hợp chất đã được lấy ra từ nọc độc của nhện và được cho là có đặc tính kháng khuẩn. Ví dụ, lysosin-I từ nọc độc của nhện sói có thể ức chế các vi khuẩn như Shigella dysenteriaStaphylococcus aureus. Các hợp chất tương tự đã được chứng minh để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

06
of 6

Nọc độc của rết

Nọc độc từ một số loài rết đã được sử dụng vì đặc tính kháng khuẩn của chúng. Các hợp chất peptide kháng khuẩn sau đây đã được chiết xuất từ ​​nọc độc của rết đỏ Trung Quốc: scolopin I, scolopin II, scolopendrin I.


Trong nhiều thế kỷ, nọc độc từ động vật chân khớp đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa y học trên khắp thế giới như một loại thần dược. Ngày nay, các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm đang nghiên cứu các hợp chất có trong nọc độc của động vật chân khớp và có khả năng cao sẽ sử dụng (nọc độc tự nhiên hoặc phiên bản tổng hợp của nọc độc tự nhiên) làm chất thay thế và bổ sung trong y học hiện đại. Cần nhiều nghiên cứu hơn để khám phá khả năng sử dụng nọc độc của động vật chân khớp và các loài khác vào y học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *