Ong sát thủ – tìm hiểu về loài ong nguy hiểm bậc nhất Châu Âu

Ong sát thủ là loài ong nào, hình dạng ra sao ? ở Việt Nam nơi nào có nhiều ong sát thủ sinh sống ? để biết thêm về loài ong nguy hiểm chết người này, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.

Ong sát thủ là ong gì ?

Ong sát thủ (Killer bees) hay còn gọi là ong mật Africanized, là loài được thêm vào trong danh sách các loài ong mật ở châu Âu bởi những người nuôi ong.

Sự khác biệt giữa ong mật Châu Phi và ong mật Châu Âu hầu như không thể nhận diện được đối với những người không phải là chuyên gia về ong.

Bạn sẽ không thể ra lệnh cho những con ong sát thủ tránh xa khỏi khu vườn trừ khi bạn là chuyên gia được đào tạo về ong.

1. Đặc điểm khoa học của ong sát thủ:

Các nhà côn trùng học đã giải phẫu một con ong bị nghi là ong sát thủ và sử dụng các phép đo trên 20 bộ phận cơ thể khác nhau của nó để hỗ trợ cho việc xác định.

Ngày nay, các nhà khoa học cũng sử dụng DNA để kiểm tra xem con ong đó có thuộc dòng dõi với ong sát thủ hay không.

2. Đặc điểm nhận dạng vật lý:

Mặc dù rất khó để phân biệt ong mật Châu Phi với ong mật sát thủ ở Châu Âu nhưng nếu hai loài này bay cạnh nhau thì bạn có thể thấy được sự khác biệt rất nhỏ trong kích thước của chúng.

Ong Châu Phi đặc thù thường nhỏ hơn 10% so với ong Châu Âu. Sẽ rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường.

3. Đặc điểm nhận dạng hành vi:

Nếu không có sự trợ giúp của chuyên gia về ong, bạn cũng có thể dễ nhận ra những con ong mật Châu Phi qua sự hung hăng của chúng khi so sánh với những con ong dễ sai bảo hơn ở Châu Âu. Ong mật Châu Phi bảo vệ tổ của chúng rất mãnh liệt.

ong-sat-thu-la-gi
Ong sát thủ khổng lồ

Một đàn ong Châu Phi có thể bao gồm tới 2,000 con ong lính và chúng sẽ sẵn sàng tấn công nếu có bất kì mối đe dọa nào. Trong khi đó, ong mật Châu Âu cơ bản chỉ có 200 con ong lính bảo vệ tổ của chúng. Đồng thời, ong sát thủ cũng sản sinh ra nhiều giống đực hơn từ sự giao phối của ong đực với ong chúa.

Tuy đều bảo vệ tổ khi bị tấn công nhưng cường độ phản ứng của chúng lại rất khác nhau. Một hệ thống phòng thủ của ong Châu Âu thường có từ 10 đến 20 con ong để chống lại các mối đe dọa trong vòng 20 mét cách tổ của chúng. Trong khi đó, ong mật Châu Phi thì lại cử tới vài trăm con ong bảo vệ trong phạm vi lớn hơn gấp 6 lần của ong Châu Âu với 120 mét.

Ong sát thủ phản ứng nhanh hơn, tấn công với số lượng lớn hơn và đuổi theo các mối đe dọa lâu hơn các loài ong mật khác. Ong Châu Phi đáp lại mối đe dọa trong vòng chưa đầy 5 giây trong khi ong ở Châu Âu có thể mất tới 30 giây để phản ứng lại. Người bị ong sát thủ tấn công có thể phải chịu cơn đau gấp 10 lần so với việc bị tấn công bởi ong Châu Âu.

Ong sát thủ cũng có xu hướng bị kích động lâu hơn. Ong mật Châu Âu thường có thể bình tĩnh sau khoảng 20 phút, còn ong Châu Phi thì có thể vẫn bị xáo trộn vài giờ sau một cuộc phòng thủ.

4. Môi trường sống của ong sát thủ:

Những con ong Châu Phi di cư theo đàn thường xuyên hơn ong Châu Âu. Việc đi thành đàn này diễn ra khi ong chúa rời khỏi tổ và hàng ngàn con ong thợ sẽ theo sau để tìm và lập tổ mới. Ong sát thủ có xu hướng lập các tổ ong nhỏ để có thể sẵn sàng rời đi chỗ khác. Chúng di cư theo đàn từ 6 đến 12 lần một năm. Trong khi đó, ong mật Châu Âu thì chỉ di cư một lần một năm và tổ của chúng cũng thường lớn hơn.

Nếu cơ hội tìm kiếm không nhiều thì ong sát thủ sẽ mang mật của chúng rời đi và bay xung quanh để tìm chỗ ở mới.


Dịch vụ diet con trung quan 10 chúc bạn thành công!

Pest-Solutions

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *