TÌM HIỂU VỀ ONG MẬT
Tìm hiểu đặc điểm – tập tính – phân bố của ong mật
Tên khoa học: Apis
Ong mật là loài côn trùng bay thuộc họ ong mật (Apidae), có họ hàng gần với ong bắp cày và kiến. Chúng phân bố khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực.
Ong mật tập trung ở những nơi có cây và hoa, chúng ăn phấn hoa và mật hoa. Nếu không có ong, việc thụ phấn hoa sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian cho con người. Ước tính có khoảng 1/3 lượng thực phẩm của con người phụ thuộc vào sự thụ phấn của côn trùng, ví dụ như trái cây. Ong có một chiếc vòi dài được gọi là Probiscus, cho phép chúng hút mật hoa từ xâu bên trong hoa. Loài ong này cũng được trang bị với 2 cánh, 2 râu và 3 phần cơ thể (đầu, ngực, bụng). Ong mật là loài côn trùng xã hội sống trong tổ. Bên trong tổ gồm 1 ong chúa, vài trăm ong đực (sinh sản) và hàng nghìn ong thợ.
Phân loại
- Giới – Animalia (động vật)
- Ngành – Arthropoda (chân khớp)
- Lớp – Insecta (côn trùng)
- Bộ – Hymenoptera (bộ cánh màng)
- Họ – Apidae (họ ong mật)
- Chi – Apis
Ong mật sản xuất mật ong như thế nào ?
Ong mật được biết đến là những kẻ yêu mật hoa và phấn hoa. Chúng sử dụng mật hoa để tạo ra một thứ thực phẩm vô cùng ngon và dinh dưỡng đó là mật ong. Khi mang mật hoa về tổ, chúng phá vỡ cấu trúc Saccarose phức tạp của mật hoa thành 2 loại đường đơn: fructose và glucose.
Sau đó chúng đặt gọn gàng vào một tế bào tổ ong, dùng cánh đập liên tục lên dịch ngọt này để quạt đi hơi ẩm và làm dày nó lên. Sau đó, ong mật sẽ đóng gói dịch ngọt này lại bằng sáp ong, dịch ngọt này sẽ biến thành mật ong sau một thời gian được bảo quản.
Ong thợ
Ong thợ là thành viên quen thuộc nhất trong tổ ong, chúng chiếm khoảng 99% dân số trong tổ.
Các con ong thợ đều là ong cái, và chúng hầu như đảm nhận mọi vai trò trong tổ. Trong khoảng 45 ngày từ khi mới sinh cho đến khi chết, ong thợ được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau trong mỗi giai đoạn của cuộc đời. Chúng chịu trách nhiệm về mọi thứ từ việc cho ấu trùng (ong non) ăn, chăm sóc ong chúa, vệ sinh tổ, tìm kiếm thức ăn, bảo vệ đàn ong, xây dựng tổ.
Ong thợ có gai, do đó chúng là lực lượng bảo vệ tổ, chúng sẽ đốt bất cứ kẻ nào có hành vi làm hại đến tổ. Tuy nhiên, ong thợ cũng chết sau khi đốt vì không thể rút chiếc gai ra được. Mất gai đồng nghĩa với việc chúng bị lòi ruột và các cơ quan nội tạng khác ra ngoài, khiến không giữ được tính mạng. Tốt nhất bạn nên vui vẻ với chúng, chúng sẽ không tấn công bạn nếu không có lý do. (xem thêm: vì sao ong chết sau khi đốt)
Ong đực
Ong đực còn gọi là ong sinh sản. Công việc của chúng là giao phối cùng ong chúa trong tổ. Nếu chúng có cơ hội giao phối, chúng sẽ chết ngay sau đó. Nếu không giao phối, ong đực có thể sống được 90 ngày (gấp đôi ong thợ).
Bạn có thể phân biệt ong thợ bởi cơ thể to và đôi mắt to, ong đực không đốt người.
Vào mùa đông, khi tổ quá đông đúc, ong đực sẽ bị trục suất ra ngoài bởi ong thợ. Chúng sẽ chết ngay sau đó vì lạnh vào đói.
Ong chúa
Chỉ có duy nhất một con ong chúa trong tổ, bà là mẹ của các con ong khác. Cô là thành viên duy nhất sinh sản trong tổ, cô có thể sản xuất 1.500 quả trứng mỗi ngày (chủ yếu vào mùa xuân và mùa hè).
Ong chúa khác với những con ong khác trong tổ bởi phần bụng dài và đôi cánh nhỏ. Sau khi đẻ trứng, ong chúa sẽ bay đi và có một tuần lễ ngoài hoang dã, nơi nó giao phối cùng 15 ong đực hoặc hơn trong vòng 3 ngày trước khi về tổ đẻ trứng. Ong chúa sẽ không rời khỏi tổ nếu các thành viên không yêu cầu tìm tổ mới.
Khi tổ cần một nữ hoàng mới, chúng sẽ chọn ra một ấu trùng khỏe mạnh vừa nở ra từ trứng và cho nó ăn sữa ong chúa, một loại thức ăn đặc biệt, siêu thực phẩm. Sữa ong chúa được tao ra bởi những con ong y tá trẻ (ong thợ làm việc chăm sóc ấu trùng), giúp ấu trùng này phát triển thành một hoàng hậu mới. Nữ hoàng có thể đẻ 1.500 trứng mỗi ngày, và sống được 4-7 năm (gấp 57 lần ong thợ), bởi chúng thường xuyên được ăn sữa ong.
Cuộc sống bên trong tổ
Trái ngược với những loài côn trùng khác sống trong tổ, ong mật không xây dựng cấu trúc tổ theo hướng bảo vệ bầy đàn. Chúng thích sống trong không gian rỗng, cho dù đó là một thân cây rỗng hay một tấm ván rỗng hay trong một tổ ong nhân tạo.
Ong mật sử dụng sáp ong để tạo ra các ô lục giác nhỏ cho căn nhà. Những cái hộp nhỏ nhà được gọi là tế bào, nơi chúng đựng trứng, phấn hoa và mật ong.
Để giữ cho tổ của mình được bảo vệ và chống lại bệnh tật, ong mật tạo ra chất gọi là propolis (keo ong). Propolis là sự kết hợp giữa sáp ong, mật ong và nhựa cây giúp chống vi khuẩn, chống nấm và chống virut. Propolis giúp khử trùng và bảo vệ tổ. Chất này cũng rất dính, và ong mật thích sử dụng nó để trám bất kỳ vết nứt hoặc lỗ trên thành tổ.
Với số lượng lớn dân số làm việc cùng nhau, một số kỹ năng giao tiếp tuyệt vời là cần thiết. Con ong giao tiếp theo hai cách – bằng hương thơm và khiêu vũ. Để cảnh báo cho các chị em về kẻ đột nhập, ong chúa giải phóng một mùi hương hoocmon đặc biệt gọi là Pheromones. Các con ong phát hiện ra mùi thơm và giải thích thông điệp bên trong mùi này. Pheromone của ong được cho là có mùi giống như chanh, và mùi cảnh báo có mùi vị của chuối.
Khi một con ong mật phát hiện được một nơi có nhiều mật hoa và phấn hoa, chúng quay trở về tổ và thực hiện một điệu nhảy để thông báo cho bầy đàn biết nơi đó.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ong mật.
Pest-Solutions