MỐI: NGƯỜI BẢO VỆ LÒNG ĐẤT VĨ ĐẠI
Mối cung cấp những dịch vụ sinh thái quan trọng
Những gò mối khổng lồ mọc lên từ cồn cát ở Châu Phi, đặc biệt đến nỗi khiến người ta phải cho chúng những cái tên như “Art Deco Skyline”, “Trumpeting Elephant” hay “Flagrantly Obvious Fertility Totem”.
Từ khi các nhà khoa học vừa mới khám phá ra những lợi ích của mối, mối và thuộc địa phức tạp của mình đã trở thành huyết mạch, phần cốt lõi của một loạt các hệ sinh thái: sa mạc và bán sa mạc, rừng mưa nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng ôn đới, rừng nhiệt đới và cũng có thể là công viên gần nhà bạn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và các đồng nghiệp của họ gần đây đã công bố các nghiên cứu trong tạp chí Khoa học rằng những gò mối có thể hoạt động như những ốc đảo trong sa mạc, cho phép thực vật bao quanh chúng tồn tại trong mùa mưa. Những gò đất này có thể xem là một tấm chắn, giúp đất duy trì độ ẩm, ngăn không cho đất bị khô cằn khi khí hậu khắc nghiệt.
Corina Tarnita, tác giả của nghiên cứu mới này và cũng là một trợ lý giáo sư ngành sinh thái học và sinh học tiến hóa tại ĐH Princeton cho biết: “Ngay cả khi bạn nhìn thấy sa mạc hóa bắt đầu xảy ra trên diện rộng, thảm thực vật mọc trên hoặc xung quanh gò vẫn duy trì sự sống, nó vẫn sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thực vật phát triển”.
1. Mối – nhà kiến trúc sư vĩ đại
Hầu hết mọi người đều coi chúng là những kẻ mù quáng, nhợ nhạt, nhỏ bé và phá hoại tài sản ở nhà, nhưng chỉ có một số ít trong 2.500 loài mối được biết đến là gây thiệt hại tài sản. Mặt khác, bạn cần cảm ơn chúng vì mối giúp nền đất nhà bạn tươi xốp và nhiều khoáng chất, đó là nơi phần lớn mối sống và làm việc không mệt mỏi.
David Bignell, chuyên gia về mối và giáo sư của khoa học động vật học tại Đại học Queen Mary ở London, nói rằng: “Mối là những kiến trúc sư đất đai tuyệt vời”.
Một chú voi đang nghỉ chân bên gò mối
Bằng cách đào đường hầm trong lòng đất, mối cho phép cấu trúc đất xốp và có nhiều không khí hơn, cho phép mưa ngấm sâu vào đất thay vì tràn ngập trên mặt đất hoặc đợi bay hơi. Mối trộn các hạt vô cơ của cát, đá và đất sét với các mảnh rác hữu cơ, các bộ xương bỏ đi thành một hỗn hợp giúp đất giữ được các chất dinh dưỡng, chống xói mòn.
Độ dính của phân mối và các bài tiết khác trong cơ thể giúp cho cấu trúc đất liên kết chặt chẽ với nhau, đồng thời ngăn ngừa lở đất. Các vi khuẩn trong ruột mối là một cỗ máy tách nitơ, có khả năng chiết xuất nitơ trong không khí và chuyển đổi nó thành một loại phân bón hữu ích, có lợi cho thực vật và những sinh vật trong lòng đất.
Tiến sĩ Bignell cho biết: “Nói tóm lại, mối là một bác sĩ tốt luôn cố gắng làm bệnh nhân (đất) khỏe mạnh”.
Gò mối cũng là nơi vui chơi của đàn tinh tinh
2. Mối rất đoàn kết và kỷ luật
Bên cạnh đó, mối cũng chứng tỏ chúng là một cộng đồng xã hội, gồm nhiều tầng lớp. Sự phân công lao động và sự săn sóc con nhỏ đều được thể hiện ở loài côn trùng này.
Một nghiên cứu mới về hành vi “hoảng loạn” của mối mọt khi chúng cố chạy trốn khỏi nguy hiểm, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nông nghiệp Đại học Louisiana State phát hiện một điều mà mối không làm khi bị làm phiền là hành động hoảng loạn (nghĩa là mối không có biểu hiện hoảng loạn khi bị quấy rầy hoặc bị tấn công tổ).
Họ không chạy tán loạn, xô đẩy nhau, hoặc leo lên nhau. Họ không hành xử như những người trong một nhà hát đông đúc khi ai đó hét lên “có bom”, hoặc như những đàn kiến khi mà tổ của mình đã bị chôn vùi.
Thậm chí, các nhà nghiên cứu đã đặt 110 con mối vào một dĩa nhựa tròn và làm rung cái dĩa, các con mối bắt đầu hoạt động theo một quy tắc cực kỳ trật tự, tùy thuộc vào mối thợ hay mối lính mà có cánh hành xử khác nhau. Những con kiến thợ bắt đầu sắp xếp đội hình, con phía trước sẽ quyết định rẽ trái hay rẽ phải, và phần còn lại xếp hàng theo sau với một tốc độ thống nhất và khoảng cách xác định.
Về phần mình, những người lính di chuyển đến hai đầu của hàng dọc, giương những chiếc hàn khổng lồ của họ như thể chuẩn bị chiến đấu. Đi vòng quanh để không cho phép con mối nào bỏ trối khỏi đội hình.
Con báo nghỉ ngơi cạnh gò đất ở Botswana, thực vật nơi đây vẫn có thể phát triển mà không cần nguồn nước
Mối có nguyên tắc kỷ luật rõ ràng, đó là không bao giờ chen lấn, tranh giành, điều khác hẳn với các loài côn trùng xã hội khác như kiến. Gregg Henderson, nhà côn trùng học thuộc trung tâm nông nghiệp và tác giả của báo cáo này, cho biết: “Kiến có thể ích kỷ, chúng sẽ đụng độ nhau và bị mắc kẹt ở lối ra hoặc một ngã tư. Nhưng tôi không thấy có bằng chứng về ích kỷ của mối.”
Bởi vì mối có nhiều “kinh nghiệm sống” hơn kiến. Mối đã bắt đầu hình thành cộng đồng từ 200 triệu năm trước, trong khi đó kiến và ong xuất hiện trễ hơn 50 triệu năm so với mối.
Tất cả các loài côn trùng xã hội đều có chung một chính sách: phân chia lao động nghiêm ngặt và giao nhiệm vụ sinh sản trong thuộc địa cho một nữ hoàng, lâu dài và vĩnh viễn. Trong khi số lượng nam và nữ trong tổ mối và tổ ong đều chênh lệch nhau, thì tổ mối có sự cân bằng về giới tính, gần như 50-50.
Mối lính đang bảo vệ mối thợ khi đang sữa chữa lối ra vào của hang ở Botswana
Vì sao một xã hội hoàn thiện như mối lại không cho phép sản xuất mối sinh sản (mối cánh) trong giai đoạn đầu mới thành lập vẫn là một dấu chấm hỏi cho các nhà nghiên cứu. Theo một giả thuyết, nếu các mối trong một thuộc địa là anh chị em, hoặc ít nhất là họ hàng gần gũi, họ có thể làm tốt hơn và không vướn bận chuyện chăm sóc trứng của mình.
3. Mối có cộng sự đắc lực
Mối có họ hàng với gián. Về mặt phân loại, chúng được xem là “phân loại cao cấp hơn của gián”, như lời của Tiến sĩ Bignell, mối chiếm phần lớn sinh khối côn trùng trên thế giới so với các loài gián. Ở vùng nhiệt đới, nơi mà các côn trùng xã hội cai trị, mối quan trọng hơn kiến nhiều lần.
Bề mặt của một ụ mối
Với sự trợ giúp của các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh, mối mọt sẽ phát triển mạnh bằng việc ăn những thứ mà những loài khác không thể ăn: gỗ, phân, chất dịch, thậm chí cả bụi bẩn.
Những con mối “nghệ sĩ” ở Châu Phi xây dựng những gò khổng lồ, chúng đã tuyển dụng một cộng sự, một loại nấm dùng để nuôi dưỡng trong các hầm và gian phòng quan trọng sâu bên trong mê cung rộng lớn bằng đất sét. Mối ăn một phần nhỏ của bào tử nấm và sử dụng các enzym nấm để giúp phá vỡ nguồn thực phẩm dạng xơ của chúng.
Ngược lại, mối cung cấp cho các đối tác nấm nhiều nước, dinh dưỡng và nơi trú ẩn an toàn, mát mẻ và không có các chủng nấm cạnh tranh. Gò đất cũng bảo vệ chúng chống lại ánh nắng mặt trời, nhưng mùa mưa cũng làm chúng chết chìm, và nhiều kẻ thù sẽ nuốt chúng.
4. Gò mối cao nhất thế giới đặt tại Châu Phi
Các gò mối châu Phi lớn nhất có thể cao từ 30 feet đến 80 feet, và chứa hàng triệu con con mối. Những gò đất cũng là nơi trú ngụ của thực vật, nấm và động vật ăn cỏ lớn. Tại Vườn Quốc gia Gorongosa của Mozambique, linh dương bushbuck và kudu thường tập trung quanh những gò đất này.
Robert Pringle, một nhà sinh thái học tại Princeton cho biết: “Các gò đất lạnh hơn vào ban ngày và ấm hơn vào ban đêm. “đó là một nơi rất dễ chịu để đi chơi.”
Hi vọng bài viết Mối: Người Bảo Vệ Lòng Đất Vĩ Đại sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về loài côn trùng này.
Pest-Solutions
Video: khám phá gò mối cao nhất thế giới