Kiến và rệp giúp đỡ nhau như thế nào ?

kiến-và-rệp-giúp-đỡ-nhau-như-thế-nào

Kiến và rệp là đôi bạn thân trong thế giới tự nhiên, chúng cộng tác với nhau và mang lại lợi ích cho nhau. Túm lại, kiến và rệp có mối quan hệ cộng sinh. Rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến, ngược lại kiến chăm sóc và bảo vệ rệp trước những loài động vật ăn thịt.

Mối quan hệ giữa kiến và rệp

1. Rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến

Rệp còn được gọi là bọ rầy, chúng là loài côn trùng rất nhỏ, sống trên cây và thu thập các chất lỏng giàu đường từ cây ký chủ bằng vòi hút của mình. Bao gồm rệp vừng và rệp sáp.

Rệp cũng là mối đe dọa của nhà nông trên toàn thế giới, chúng được biết đến là kẻ hủy diệt cây trồng. Rệp phải tiêu thụ một lượng lớn thực vật để đạt được nguồn dinh dưỡng thích hợp. Sau đó loài côn trùng nhỏ bé này thải ra một lượng lớn chất thải được gọi là dịch ngọt, trở thành một thực phẩm giàu đường cho kiến.

2. Kiến trở thành một người chăn nuôi

Như các bạn đã biết, ở đâu có đường thì ở đó sẽ có kiến. Một số kiến đang đói dịch ngọt, chúng sẽ “bóc lột” rệp để chúng bài tiết ra chất đường. Các con kiến ​​sử dụng râu của nó, kích thích rệp giải phóng đường. Một số loài rệp bị mất khả năng thải ra dịch ngọt và phụ thuộc hoàn toàn vào kiến ​​kích thích chúng sản xuất đường.

3. Rệp được kiến chăm sóc chu đáo

mối-quan-hệ-cộng-sinh-giữa-kiến-và-rệp-vừng
Bọ rùa là kẻ thù của rệp

Kiến dành nhiều thời gian quan tâm và chăm sóc cho rệp, giữ chúng luôn khỏe mạnh và an toàn. Khi cây ký chủ đã cạn kiệt chất dinh dưỡng, kiến ​​sẽ mang rệp đến một cây ký chủ khác để tiếp tục công việc.

Nếu côn trùng ăn thịt hoặc ký sinh trùng cố gắng gây hại cho rầy mềm, kiến ​​sẽ bảo vệ chúng một cách tích cực. Một số kiến ​​thậm chí còn đi xa để tiêu diệt trứng của kẻ thù (bọ rùa).

Một số loài kiến ​​tiếp tục chăm sóc rệp vừng vào mùa đông. Chúng ​mang trứng rệp về tổ của mình để an toàn trong những tháng mùa đông.

Kiến di chuyển trứng đến nơi có nhiệt độ và độ ẩm tối ưu, và di chuyển chúng khi cần thiết khi điều kiện trong tổ thay đổi. Vào mùa xuân, khi trứng rệp nở, kiến ​​đưa chúng đến một cây chủ để nuôi.

Một ví dụ điển hình về mối quan hệ cộng sinh là rệp ngô Aphis middletonii và kiến Lasius. Rệp ngô thường sống trên những cây ngô trên đồng ruộng. Vào cuối mùa phát triển, rệp ngô đẻ trứng và đặt trứng xuống mặt đất, nơi những cây ngô đã khô héo. Kiến sẽ thu thập số trứng này và mang vể tổ. Smartweed là một loài cỏ dại có thể phát triển nhanh vào mùa xuân trong những cánh đồng. Mùa xuân đến, trứng rệp nở, kiến vận chuyển số ấu trùng ra đồng ruộng và đặt lên cây cỏ dại Smartweed để bắt đầu cho ăn. Một khi cây ngô phát triển, kiến ​​sẽ di chuyển các đối tác sản xuất dịch ngọt đến cây ngô.

4. Rệp giống như một nô lệ của kiến

Mặc dù kiến có vẻ trông như là một người bảo vệ tốt bụng của rệp vừng, nhưng thực ra chúng chỉ quan tâm đến những gì đối tác của nó tạo ra, đó là dịch ngọt.

Rệp hầu như không có cánh, nhưng một số điều kiện môi trường sẽ kích hoạt chúng phát triển cánh.

Nếu số lượng rầy mềm trở nên quá dày đặc, hoặc nguồn thức ăn giảm, rệp có thể phát triển cánh bay tới một vị trí mới. Tuy nhiên, kiến ​​không cảm thấy thoải mái khi mất nguồn thức ăn.

Kiến có thể ngăn cản rệp phân tán bằng cách xé cánh của rệp khi nó bắt đầu hình thành. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng kiến ​​có thể sử dụng hóa chất bán tự động để ngăn chặn rầy mềm phát triển cánh và cản trở khả năng bỏ đi của chúng.


Hi vọng bài viết Kiến và rệp giúp đỡ nhau như thế nào ? sẽ cung cấp những kiến thức thú vị cho bạn.

Xem thêm: Vòng đời của kiến

Pest-Solutions

Video: kiến tấn công bọ rùa để bảo vệ rệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *