Từ bao đời nay, kiến ba khoang đã là người bạn của người nông dân, chúng giúp nông dân tiêu diệt sâu bệnh bảo vệ mùa màng. Nhờ đó mà năng xuất vụ mùa cũng tăng lên.
Do việc sử dụng hóa chất rộng rãi khiến kiến ba khoang cũng giảm dần số lượng, hệ sinh thái mất cân bằng dẫn đến tình trạng các loài thiên địch biến mất. Nhờ đó mà côn trùng gây hại bùng phát và xâm hại vào các khu dân cư không như trước đây.
Kiến ba khoang
1. Tổng quan:
Kiến ba khoang không phải là kiến
Kiến ba khoang – tên khoa học là Paederus fuscipes – tên tiếng anh là Rove Beetles thuộc họ cánh cụt (Staphilinidae), thuộc bộ cánh cứng. Còn có nhiều tên gọi khác như kiến cong, kiến lác, kiến kim, kiến gạo….
Nhiều người lầm tưởng kiến ba khoang là kiến nhưng thực chất chúng là một con bọ cánh cứng, do thân hình dài như kiến nên không có gì khó hiểu khi mọi người nhầm lẫn.
Kiến ba khoang có vết đốt rất đau, gây bỏng da, nếu không may bị đốt bạn phải vệ sinh bằng dung dịch y tế kỹ càng. Một số nghi vấn được đặt ra khi gần đây, kiến ba khoang xâm nhập vào nhà ở của người dân. Sử dụng hóa chất thông thường thì rất khó để tiêu diệt được loài côn trùng này.
+ năm 2012, ghi nhận trường hợp kiến ba khoang tấn công vào Bệnh viện Chợ rẫy, gây lo lắng cho bệnh nhân và các y bác sĩ. Sau đó những biện pháp xử lý được triển khai.
+ 5/2015, ghi nhận trường hợp KTX khu A2 Đại học quốc gia có kiến ba khoang xuất hiện. 305 Sinh viên bị tấn công chỉ trong một đêm, đa số các vết thương có dấu hiệu cháy bỏng, rát, nhiễm trùng.
+ 8/2015 ghi nhận trường hợp các hộ dân ở khu dân cư CN2 (KCN Tân Bình, Quận Tân Phú) bị kiến ba khoang bò vào. “Tôi mở tủ quần áo ra và lấy áo mặc, sau đó có gì đó đau nhói trên cánh tay” – Chị NTL – một người dân sống tại đây chia sẻ, mỗi tối có từ 50-100 con kiến ba khoang bò vào nhà – chị chia sẻ thêm.
2. Cấu tạo cơ thể sinh học của kiến ba khoang
Hình dạng
Kiến ba khoang có cơ thể thon dài ( dài từ 0,8 – 1,2 cm và ngang từ 2,5 – 5,5mm) bụng chia thành 3 đốt và càng nhọn về phần đuôi. Đầu có 2 râu, đặc điểm dễ nhận ra chúng nhất là có thể bay và chạy rất nhanh.
Khi tức giận, chúng có thể phình phần bụng lên để đe dọa kẻ thù, chúng cũng có thể chạy nhanh trên mặt nước.
Màu sắc
Kiến ba khoang có màu cam hoặc sậm màu, vùng bụng trên màu đen và đính kèm đôi cánh cứng màu trong suốt được gấp gọn trên. Có màu cam đen xen kẽ với nhau
Phân bố
Kiến ba khoang sống ở đâu ? hầu như không có nơi nào trên thế giới là “vắng bóng” kiến ba khoang. Chúng rải rác trên toàn thế giới, những nơi có người và những nơi không có người.
Chúng tập trung nhiều gần đồng ruộng, bãi cỏ, gần hồ nước, ruộng rau…Kiến ba khoang thường được tìm thấy tại những nơi như công trường xây dựng, trường học, bệnh viện, khu ký túc xá, nhà dân hay những nơi gần ruộng lúa và cỏ.
Vào mùa nước lũ, chúng hành quân đến những vùng đất cao, khô ráo và an toàn hơn. Vào mùa mưa, kiến ba khoang bay vào nhà nhiều hơn để tìm nơi trú ẩn, các loài côn trùng khác cũng xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm này.
3. Vòng đời phát triển
Cũng như bao loài côn trùng khác, kiến ba khoang bắt đầu giao phối vào mùa xuân. Vào khoảng tháng bốn và giữa tháng 5 hàng năm, trứng bắt đầu được sinh ra.
Con mẹ sinh khoảng 20-100 mỗi lần, sau khi sinh chúng đặt trứng xuông mặt đất thành từng cụm.
Giai đoạn phát triển của kiến ba khoang
- Trứng: Sau khi sinh ra, trứng mất khoảng 3 – 19 ngày để nở thành ấu trùng. Thời gian nhanh hay chậm đều tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường xung quanh.
- Ấu trùng: chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ đầu khoảng 4-22 ngày, thời kỳ tiếp theo khoảng 7-36 ngày. Ấu trùng ăn rệp vừng và côn trùng thân mềm khác để nuôi sống cơ thể. (Hình C,D)
- Nhộng: ở giai đoạn này, chúng mất khoảng 3-12 ngày. (Hình B)
- Trưởng thành: để trưởng thành, kiến ba khoang phải mất tổng cộng 22-50 ngày, tùy thuộc vào điện kiện nguồn nước, thức ăn và nhiệt độ môi trường. (Hình A)
Nếu may mắn có được những nguồn thức ăn dồi dào như rầy vừng trong giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ trưởng thành rất nhanh.
4. Vết cắn của kiến ba khoang
Kiến ba khoang không thường cắn người, nhưng do bên trong cơ thể chúng có chứa pederin gây bỏng da, viêm da. Khi bị cắn, nếu không rửa sạch ngay vết thương sẽ trở nên nghiêm trọng và lây lan ra các vùng xung quanh của da.
Tùy vào vết độc và thời gian cắn mà mức độ viêm da sẽ nặng hay nhẹ. Những vùng dễ bị kiến ba khoang cắn là cổ, tay, chân, mặt và những vùng da hở.
Biểu hiện ban đầu của nạn nhân là cảm thấy nóng rát, có dấu hiệu nổi đỏ trên vùng da. Sau 6 đến 12 giờ, vết thương sẽ bắt đầu nghiêm trọng hơn, các mụn nước to nhỏ nổi lên, 1 đến 3 ngày sau sẽ trở thành vết phỏng.
Lúc này nạn nhân cảm thấy rất đau và rát, trong nhiều trường hợp có thể gây sốt, nổi hạch, khó chịu, đau nhức tại vụng bị thương. Nếu vết thương tiếp xúc với các vùng da khác, nó sẽ lây những triệu chứng này sang vùng da đó. Đặc biệt nguy hiểm ở mắt, có thể gây bỏng mắt.
Nếu bị cắn ở mắt, vết thương có thể sưng húp, khiến bạn khó quan sát, triệu chứng này kéo dài từ 2 đến 3 ngày mới bớt. Nên đi xử lý vết thương trước khi nó chuyển sang giai đoạn lở loét.
Các vết loét tùy thuộc vào mức độ bạn chà xát vết thương trên da.
5. Phòng ngừa kiến ba khoang
Kiến ba khoang cũng như các loài côn trùng khác, rất ưa thích ánh sáng huỳnh quang. Nếu nhà bạn có lắp bóng đèn huỳnh quang, thay nó bằng bóng đèn vàng.
Cách đối phó với kiến ba khoang
- Trám các vết nứt trong nhà, ở các khe nứt trên tường, cửa ra vào và cửa sổ.
- Ngủ trong màn.
- Vệ sinh môi trường xung quanh, chặt những cành cây chạm vào căn nhà, phát quang bụi rậm.
- Khi làm vườn, mặc quần áo dài tay và mũ lưỡi trai, đặc biệt khi đi làm ruộng hoặc ở những nơi như bãi cỏ, công trình xây dựng.
- Đi làm ruộng nhớ trang bị trang bị bảo hộ như ủng, bao tay cao su, và trang phục dài tay.
Nếu phát hiện kiến ba khoang bò vào nhà, hãy hỏi những ai có kinh nghiệm hoặc xem bài viết 10 cách đuổi kiến
Nếu lỡ bị kiến ba khoang cắn, nhanh chóng rửa ngay bằng nước tiệt trùng và không để vết tương chạm vào những vùng da khác
Đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuẩn đoán tình trạng.
6. Tiêu diệt kiến ba khoang
Trên thị trường có bán rất nhiều hóa chất diệt kiến ba khoang. Nếu bạn lên mạng và tìm hiểu sẽ tìm thấy 4 sản phẩm thuốc diệt kiến ba khoang hiệu quả nhất như: Fipronil, Fenitrothion, Deltamethrin và Imidacloprid.
Hầu hết những sản phẩm nầy đều pha chung sử dụng với nước, phun lên thành vách và các khu vực kiến thường xuyên lui tới. Sản phẩm tốt nhất hiện nay lần lượt là Deltamethrin, Imidacloprid, Fipronil, Fenitrothion.
Mỗi loại thuốc có cách thức tiêu diệt kiến ba khoang khác nhau, ví dụ Deltamethrin cho hiệu quả tức thì khi phun trực tiếp vào kiến, hiệu quả tiêu diệt kiến trong tường gạch là 25%, trong đất là 80%. Ngược lại, Fipronil không gây chết ngay, nó sử dụng virus truyền bệnh, khi phun thuốc vào kiến ba khoang, nó sẽ mang mầm bệnh về lây lan cho cả tổ, hiệu quả sẽ thấy sau 4 tuần. Imidacloprid thì hiệu quả gần như 100% như chỉ sử dụng trong tường gạch.
Cuối cùng là Fenitrothion hiệu quả kém nhất trong 4 loại hóa chất, có tỷ lệ làm kiến ba khoang tử vong thấp nhất.
Để diệt kiến ba khoang tận gốc, liên hệ với chuyên gia xử lý côn trùng gây hại để được tư vấn và lên phương án xử lý.
Dịch vụ diet con trung hieu qua chúc bạn hạnh phúc!
Pest-Solutions