Khám Phá 10 Điều Kì Diệu Trong Cơ Thể Loài Kiến

Kiến có những khả năng độc đáo như săn bắt nô lệ, nhân bản vô tính, nuôi côn trùng và trồng nấm… Cùng nhau tìm hiểu những điều đặc biệt này nhé

1. Kiến chữa lành vết thương

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-1

Từ xa xưa, một số bộ lạc đã biết cách dùng kiến như một công cụ để chữ lành vết thương. Điển hình như người Masai ở phía đông châu Phi, khi các chiến binh bị thương, họ tìm nhặt một vài con kiến càng có kích thước lớn để chúng cắn ở 2 bên vết thương. Sau đó, người ta ngắt bỏ thân chỉ giữ lại phần đầu kiến. Những chiếc càng sẽ trở thành những chiếc ghim sinh học giúp khép kín vết thương.

2. Loài kiến đã xuất hiện trên Trái Đất từ hơn 100 triệu năm trước

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-2

Loài kiến đã tồn tại từ 110 – 130 triệu năm trước, kể từ kỷ Creta. Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài kiến đã xây dựng nên một “nền văn minh” của riêng mình.

3. An táng trong tổ kiến

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-3

Khi một con trong đàn chết, xác của nó sẽ được các con kiến khác đem ra ngoài  nhằm giữ vệ sinh cho tổ, tránh lây lan dịch bệnh trong tổ. Dù con kiến thợ nào cũng có thể làm nhưng trong đàn luôn có một con kiến chuyên được “phân công” phụ trách công việc này.

4. Kiến tự nhân bản vô tính

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-4

Kiến ở vùng Amazon có một khả năng đặc biệt là nhân bản vô tính, tạo ra những bản sao giống hệt kiến mẹ mà không cần sự hỗ trợ của kiến đực. Theo nghiên cứu, khả năng này có đặc điểm giống khả năng sinh sản vô tính của một loài nấm, nguồn thức ăn truyền thống của kiến từ hơn 80 triệu năm nay.

5. Nền giáo dục của thế giới kiến

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-5

Kiến đặc biệt hơn các loài côn trùng khác ở chỗ chúng có một tổ chức rất tiến bộ. Một đàn kiến gồm nhiều kiến thợ phụ trách các công việc khác nhau như canh gác, tìm thức ăn hay chăm sóc trứng cũng như các con kiến nhỏ. Dù vậy, không phải kiến sinh ra đã mang sẵn bộ gen lập trình để thực hiện  các công việc đó mà chúng cần trái qua một quá trình học tập nhất định.

Những con kiến có kinh nghiệm trong tổ sẽ làm “thầy giáo” dạy cho các con kiến trẻ hơn những công việc cần thiết. Nếu “học sinh” không đạt yêu cầu, chúng sẽ được chuyển đến làm những công việc khác cần ít kĩ năng hơn.

6. Nền nông nghiệp trong thế giới kiến

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-6

Kiến attine biết cách trồng nấm, thậm chí chúng còn biết dùng các loại “thuốc trừ sâu” đặc biệt để chống lại kí sinh trùng.

Có 5 hệ thống nông nghiệp của loài kiến mà các nhà khoa học đã khám phá ra. Tất cả đều có những điểm chung về một số thói quen trong vườn nấm, điều này chứng tỏ chúng đã chia sẻ cho nhau các bí quyết trong trồng trọt.

7. Chất diệt cả và chất khử trùng tự nhiên của kiến

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-7

Như đã nói ở trên, kiến có khả năng sử dụng các loại “thuốc trừ sâu”  đặc biệt để phòng kí sinh trùng trong vườn nấm. Các loại “thuốc trừ sâu” tự nhiên này chính là những vi khuẩn trên biểu bì của kiến, có khả năng làm hạn chế sự lây lan của kí sinh trùng và cỏ dại. Ngoài ra kiến gỗ còn biết thêm nhựa thông khi dựng tổ làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn và nấm.  Một loài kiến đặc biệt khác là kiến chanh, chúng thường làm tổ trên cây, cơ thể sản sinh ra một loại thuốc diệt cỏ tự nhiên có thể giết tất cả thực vật xung quanh tổ.

8. Kiến nuôi các côn trùng khác làm thức ăn

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-8

Kiến nuôi các côn trùng khác tiết được ra chất ngọt như rệp và sâu bướm. Các con kiến bảo vệ côn trùng nuôi khỏi sự hăm dọa của kẻ săn mồi và di cư chúng cùng nhau theo đàn.
Đến thời điểm thu hoạch, kiến dùng râu để vắt chất ngọt từ bầy côn trùng. Đàn kiến mang theo côn trùng nuôi theo đàn khi di chuyển đến nơi ở mới giống như cách con người đưa theo vật nuôi thi di cư sang nơi có nguồn sống tốt hơn.

9. Chiến thuật và kỹ năng chiến đấu đáng gờm

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-9

Trong thế giới loài kiến cũng tồn tại nhiều cuộc chiến khốc liệt  như ở thế giới loài người. Khi cuộc chiến xảy ra, kiến biết chiến đấu theo các chiến thuật khác nhau dựa trên tình trạng đe dọa cụ thể. Thậm chí loài kiến còn có thể gây rối loạn tín hiệu hóa học, khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau.

10. Nô lệ trong thế giới loài kiến

nhung-dieu-chua-biet-ve-loai-kien-10

Thật bất ngờ khi biết rằng không phải tất cả các con kiến đều làm việc chăm chỉ mà rất nhiều trong số đó sống dựa vào sức lao động của những con kiến nô lệ. Cũng giống như con người, các con kiến thực hiện các cuộc chiến tranh để cướp đoạt bầy nhộng, cũng như nô lệ hóa chúng khi vừa mới nở.

Nếu trong thế giới loài chim có Tu hú không biết chăm con, loài kiến có Polyergus breviceps, thậm chí chúng còn không thể tự làm sạch tổ. Vì thế, loài kiến khác thường tấn công những tổ kiến khác, tiết ra axit fomic gây ra hoảng loạn và làm sụp đổ hệ thống phòng vệ của đối phương và dễ dàng cướp nhộng kiến về làm nô lệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *