Động vật chân khớp (Arthropoda)

động vật chân khớp

Động vật chân khớp là gì ?

Động vật chân khớp hay động vật chân đốt là những loài động vật có xương sống thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), và cũng là nhóm động vật lớn nhất trên thế giới. Với hơn một triệu loài được tìm biết đến, chiếm hơn 3/4 tổng các loài sinh vật sống trên trái đất.

Còn rất nhiều các loài sinh vật thuộc ngành chân khớp chưa được mô tả và số lượng thực tế ước tính lên đến 10 triệu loài hoặc hơn. Chúng vẫn đang tồn tại trong tự nhiên, chờ con người khám phá.

Một số loài động vật chân đốt nổi tiếng bao gồm côn trùng, động vật giáp xác (tôm, cua…), nhện, cũng như bọ ba thùy. Động vật chân đốt được tìm thấy trong hầu hết hệ sinh thái bao gồm: biển (đại dương), ao hồ, sông suối và đất liền. Trong quá khứ, chúng đã từng thay đổi môi trường sống, tập tính và sở thích ăn uống.

01
of 1

Đặc điểm của ngành chân khớp

dong vat chan khop

Cấu tạo

Mặc dù có hàng triệu loài trên thế giới, nhưng chúng có chung các đặc điểm cấu tạo cơ thể. Tất cả động vật chân khớp đều có bộ khung xương cứng (bộ xương ngoài), cấu tạo chủ yếu từ chitin. Ở một số loài, lipid, protein, và canxi cacbonat cũng đóng vai trò trong bộ xương ngoài. Bộ xương bên ngoài cung cấp khả năng bảo vệ cho chúng cũng như hỗ trợ cho cơ thể phát triển. Bộ xương ngoài không thể tự phát triển lớn hơn, và nó được thay thế liên tục trong quá trình phát triển của động vật. Quá trình này được gọi là quá trình lột da, cho phép cơ thể động vật phát triển lớn hơn và hình thành một bộ xương ngoài mới.

Cơ thế chúng được chia thành nhiều phân đoạn. Về cơ bản chúng có cấu tạo gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Tuy nhiên ở một số loài phần đầu và ngực hợp nhất với nhau.

Arthropods có nghĩa là khớp chân. Ở động vật chân đốt tiền sử, mỗi phân đoạn cơ thể được liên kết với một cặp phụ. Tuy nhiên, động vật chân đốt ngày nay đã biến đổi các phần phụ đó thành miệng, râu hoặc cơ quan sinh sản. Phần phụ của chúng có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh.

Một số động vật chân khớp đã phát triển rất mạnh các cơ quan cảm giác. Hầu hết các loài đều có mắt hợp chất, và nhiều loài cũng có mắt đơn giản (ocelli). Động vật chân đốt có hệ thống tuần hoàn hở (không có mạch máu) bao gồm một ống tim và một hemocoel hở (chứa máu). Động vật chân đốt cũng có phần ruột hoàn chỉnh với hai lỗ, miệng và hậu môn.

Hô hấp

Sự trao đổi chất trong ngành này có rất nhiều cách. Một số loài có mang, trong khi số khác sử dụng khí quản, hoặc phổi. Hệ thống hô hấp bao gồm các lỗ mở bên ngoài da được gọi là spiracles, nó liên kết với một hệ thống các ống nhánh cho phép các khí hô hấp di chuyển vào các mô bên trong.

Cơ quan thần kinh

Động vật chân đốt có bộ não cũng như các dây thần kinh quanh nằm tại khu vực hầu, trong khoang miệng. Một dây thần kinh kép kéo dài về phía sau dọc theo mặt bụng cơ thể, và mỗi phần cơ thể được liên kết với một hạch thần kinh.

Giới tính

Hầu hết các động vật thuộc ngành chân khớp đều có giới tính riêng biệt. Việc sinh sản diễn ra thường xuyên và tất cả đều đẻ trứng. Để trưởng thành, chúng trải qua kiểu biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tùy thuộc vào loài.

Những phân ngành chính trong ngành chân đốt

01
of 4

Động vật chân kìm (Chelicerata)

động vật chân kìm

Động vật chân kìm là một trong những phân ngành chính của ngành chân khớp. Bao gồm các loài cua móng ngựa, bọ cạp, nhện, bọ ve, nhện biển, và các loài khác.

Chúng được đặc trưng bởi một cephalothorax (đầu và ngực hợp nhất) và phần bụng. Chúng có 6 cặp phần phụ, bao gồm 4 cặp chân, 1 cặp pedipals (cảm giác), 1 cặp chân kìm (tự vệ và tấn công).

Các lớp chính trong phân ngành chân kìm:

Lớp hình nhện (Arachnida)

lớp hình nhện

Lớp hình nhện thuộc phân ngành Chelicerata, bao gồm các loài: bọ cạp, nhện, bọ ve và ve. Có hơn 100.000 loài được mô tả trong lớp này. Phần lớn sống trên đất liền và được tìm thấy ở môi trường tương đối ấm, khô.

 

Giống như các động vật chân kìm khác, các thành viên của lớp hình nhện có 6 cặp phụ. Cặp đầu tiên là cặp chân kìm, dùng để không chế và tiêu diệt con mồi. 1 Cặp pedipals có chức năng cảm giác, nó nhạy cảm với các tác động trong môi trường và các tín hiệu hóa học. 4 Cặp cuối cùng là chân, dùng để di chuyển.

Động vật thuộc lớp hình nhện có cặp mắt đơn giản, chỉ thay đổi theo cường độ ánh sáng. Trong các loài động vật thuộc lớp hình nhện, nhện (bộ nhện) là loài đông đảo nhất và đa dạng nhất. Tất cả loài nhện đều có thể tạo mạng nhện bằng một phần phụ gọi là spinnerets, nằm ở phần bụng sau. Mạng nhện được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, phần lớn được sử dụng để bắt mồi và xây dựng tổ. Tơ nhện còn được chúng sử dụng để di chuyển, chúng có thể phóng tơ lên cành cây và đu từ cây này sang cây khác.

Nhiều loài nhện có độc tố để tiêm vào con mồi làm chúng tê liệt, nổi tiếng nhất là nhện góa phụ đen. Nhện thường ăn côn trùng và có ý nghĩa sinh thái cao. Bọ cạp (bộ bọ cạp) cũng là loài động vật thuộc lớp hình nhện, có đặc điểm là một cặp móng vuốt và một cái đuôi dài nối với một mũi tiêm độc hại. Bọ ve và ve (bộ ve bét) là những loài ký sinh. Chúng sống trên động vật có xương sống để hút máu. Một số loài truyền bệnh Lyme và sốt Rocky Mountain.

Lớp miệng đốt (Merostomata)

lớp miệng đốt

Lớp miệng đốt bao gồm cua móng ngựa (sam Mỹ). Cua móng ngựa là một dòng truyền thống vô cùng cổ đại, chúng có liên quan nhiều hơn đến bọ cạp, nhện, bọ ve thay vì cua. Chỉ có 5 loài tồn tại cho đến nay. Chúng có đặc điểm với một phần đuôi dài, được gọi là telson. Chúng sử dụng lá mang để hít thở và thường ăn động vật không xương sống nhỏ.

Lớp nhện biển (Pycnogonida)

Bao gồm các loài nhện biển, có hơn 2000 loài được miêu tả và tất cả đều sống dưới nước. Giống như nhện, nhện biển có thân nhỏ và chân dài. Chúng sử dụng phần vòi được biến đổi để hút chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật không xương sống.

02
of 4

Động vật giáp xác (Crustacea)

phân ngành giáp xác

Động vật giáp xác là một phân ngành lớn thuộc ngành chân khớp bao gồm tôm hùm, cua, tôm, hàu và các sinh vật có liên quan khác. Có khoảng 40.000 loài được mô tả. Phần lớn là sinh vật biển, nhưng cũng có một số loài sống trong nước ngọt và trên đất liền.

Không giống như các động vật thân mềm khác, bộ xương ngoài của phân ngành giáp xác thường có chứa canxi cacbonat, nhờ đó có độ cứng cao. Cơ thể cấu tạo 3 phần: đầu, ngực và bụng. Có hai cặp râu, phần miệng phức tạp bao gồm hai cặp hàm trên và một cặp hàm dưới, dùng để nhai thức ăn. Những phần phụ này được được mọc ra từ ngực, một số loài sử dụng để đi bộ trong khi số khác dùng để bắt mồi.

Bụng đôi khi được trang bị các chân bơi (chân bơi cũng được sử dụng cho các mục đích khác, bao gồm làm cơ quan giao hợp ở nam giới và làm vật giữ trứng cho con cái) và một một phần đuôi.

Một số loài động vật giáp xác có hệ thống cảm giác phát triển tốt, bao gồm các mắt hợp chất có độ nhạy cao (trên thân, tai), chất nhận cảm vị giác và mùi hôi, các lông có chức năng thụ cảm.

Động vật giáp xác có rất nhiều cách săn mồi, một số loài sàn lọc thức ăn, trong khi số khác ăn toàn bộ những gì bắt được. Chúng có giới tính riêng biệt và trưởng thành thông qua kiểu biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Động vật giáp xác sử dụng mang để trao đổi oxy.

Các lớp chính trong phân ngành giáp xác:

Lớp chân mang (Branchiopoda)

bao gồm tôm biển, bọ chét biển, và các nhóm liên quan khác. Các loài trong lớp này thường nhỏ và có xu hướng sống trong môi trường nước ngọt hoặc nước mặn. Hầu hết chúng có nhiều phân đoạn trên cơ thể. Chúng là những kẻ săn mồi có chọn lọc.

Lớp chân hàm (Maxillopoda)

Lớp chân hàm bao gồm hàu và các nhóm liên quan. Hàu có đầu, lồng ngực, bụng và đuôi. Hầu hết các loài đều nhỏ và nhai thức ăn bằng cách sử dụng hàm dưới. Hàu thường được nhìn thấy với số lượng lớn, neo đậu vào các cấu trúc như đáy tàu.

Lớp giáp mềm (Malacostraca)

Lớp này có hơn 20.000 loài và là lớp lớn nhất trong phân ngành giáp xác. Hầu hết đều là các loài thủy sinh, nhưng có một số loài sống trong nước ngọt hoặc đất liền. Decapoda là bộ lớn nhất của lớp giáp mềm, bao gồm tôm, cua, tôm càng và tôm hùm.

Động vật thuộc lớp giáp mềm có nhiều chiến lược săn mồi khác nhau. Các loài nguyên thuỷ có xu hướng chọn lọc thức ăn. Một số khác thì thích nhặt rác. Cua và tôm hùm là động vật ăn thịt năng động. Chúng có một đôi chelipeds, còn được gọi là vuốt hoặc kẹp, dùng để bắt và khống chế con mồi. Kìm cũng đã phát triển để phục vụ các chức năng khác như để đào hoặc tự vệ, hoặc có thể dùng để tán tỉnh bạn tình. Một số loài là ký sinh trùng.

03
of 4

Động vật chi một nhánh (Uniramia)

lớp côn trùng

Uniramia là phân ngành lớn nhất trong ngành chân khớp. Bao gồm rết, cuốn chiếucôn trùng, cũng như một vài nhóm có liên quan. Tên gọi Uniramia xuất phát từ những phần phụ không chia nhánh, đây là đặc trưng của các thành viên trong nhóm. Cơ thể chúng thường có 2 hoặc 3 phần, một cặp râu và hai cặp hàm. Hô hấp xảy ra qua đường tiêu hoá. Động vật thuộc phân ngành chi một nhánh thường có giới tính riêng biệt.

Các lớp chính trong phân ngành chi một nhánh:

Lớp chân môi (Chilopoda)

Lớp chân môi bao gồm các con rết, với hơn 5.000 loài. Những sinh vật trên mặt đất này gây ấn tượng bởi một số lượng rất lớn các phân đoạn, thường là trên 100. Các con rết lớn nhất có độ dài lên đến 25 cm (10 inch). Mỗi phần thân rết, ngoại trừ một số ở đầu và đuôi của cơ thể, có gắn với một đôi chân.

Tất cả các loài rết là động vật ăn thịt, và phần phụ trước đã được sửa đổi thành những chiếc nanh độc được sử dụng để làm tê liệt con mồi. Rết chủ yếu ăn giun đất và côn trùng. Các loài rết nhìn chung là đẻ trứng, và con cái vẫn có trách nhiệm bảo vệ trứng.

Chúng phát triển trực tiếp – không có giai đoạn ấu trùng. Ở một số loài, con non mới nở có số lượng các phân đoạn bằng người lớn, trong khi ở những loài khác, con non phải trải qua nhiều lần lột da.

Lớp chân kép (Diplopoda)

Lớp chân kép bao gồm các loài cuốn chiếu với hơn 8000 loài được mô tả. Giống như rết, cuốn chiếu có nhiều phân đoạn. Tuy nhiên, điều làm chúng khác với rết là trong mỗi đoạn có đến hai cặp chân thay vì chỉ một cặp như rết.

Cuốn chiếu không có răng nanh, và trên thực tế hầu hết các loài này đều ăn cỏ hoặc ăn xác thối. Tuy nhiên, nhiều loài sử dụng mùi hôi độc hại hoặc hoặc chất lỏng như là một biện pháp chống lại kẻ thù.

Cuốn chiếu thường tìm thấy trong xác động vật phân rã hoặc hoặc trong đất ẩm. Họ là những kẻ đào đất hiêu quả hiệu quả. Giống như rết, chúng đẻ trứng trong tổ với sự tham gia của con cái.

Lớp côn trùng (Insecta)

côn trùng

Là lớp lớn nhất trong thế giới động vật. Có gần một triệu loài được mô tả, và vẫn còn rất nhiều loài chưa được khám phá. Côn trùng được tìm thấy trong nhiều môi trường sống trên mặt đất và nước ngọt, và thậm chí chúng có thể tồn tại ngay dưới biển, đại dương.

Côn trùng có ba phần trên cơ thể: đầu, ngực và bụng. Chúng có một cặp râu, phần miệng phức tạp, biến đổi rất khác nhau giữa các loài, chúng có ba cặp chân. Cả phần râu và phần miệng được biến đổi từ những phần phụ đã sửa đổi. Hầu hết các loài côn trùng có hai đôi cánh, mặc dù các loài côn trùng nguyên thủy không có. Chân và cánh côn trùng bắt nguồn từ phần ngực, không phải bụng, phần bùng có cơ quan sinh sản. Côn trùng có hệ thống mang để hô hấp.

Các loài côn trùng bạn thường thấy trong nhà như ruồi, muỗi, kiến, gián, mối hay những loài côn trùng ngoài vườn như bọ cánh cứng, bọ rùa, bọ xít cho đến bướm, bướm đêm, tất cả đều thuộc lớp côn trùng, ngành chân khớp.

Xem thêm về côn trùng:

04
of 4

Phân ngành bọ ba thùy (Trilobita)

Các động vật thuộc phân ngành bọ ba thùy Trilobita giờ đây chỉ còn tồn tại ở dạng hóa thạch. Chúng là một nhóm các loài sinh vật biển nguyên thủy đặc biệt phong phú trong kỷ Cambri (570 triệu năm trước) và kỷ Ordovic (505 triệu năm trước).

Bọ ba thùy có hình phẳng, cơ thể bầu dục, dài vài inch. Một loài được biết đến đã đạt được một chiều dài 0,6 mét (25 inch).


Hi vọng bài viết Động vật chân khớp (Arthropoda) sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loài động vật thuộc phân ngành chân khớp.

Pest-Solutions

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *