Côn trùng học pháp y và quá trình phát triển từ năm 1300-1900

linh-vuc-con-trung-hoc-phap-y

Ngày nay, việc sử dụng côn trùng để hỗ trợ trong các cuộc điều tra xác định thủ phạm khá phổ biến. Trong nhiều trường hợp, côn trùng pháp y thực sự hữu ích. Cùng tìm hiểu về ngành côn trùng học pháp y thông qua bài viết dưới đây.

Côn trùng học pháp y và những điều bạn chưa biết.

Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng côn trùng như một công cụ trong các cuộc điều tra pháp y đã trở nên khá thường xuyên. Với niên đại từ thế kỷ 13, lĩnh vực côn trùng học pháp y này đã có một lịch sử lâu hơn bạn có thể tưởng tượng.

Tội ác đầu tiên được giải quyết bởi biện pháp côn trùng pháp y

Trường hợp được biết đến sớm nhất về việc sử dụng côn trùng làm bằng chứng phá án vào thời trung cổ ở Trung Quốc. Năm 1325, luật sư người Trung Quốc Sung Ts’u đã viết một cuốn sách về điều tra tội phạm với tên là The Washing Away of Wrongs ( Rửa sạch các sai lầm).

Trong cuốn sách, Ts’u thuật lại chi tiết câu chuyện về một vụ ám sát ở gần cách đồng lúa. Nạn nhân đã bị rạch nhiều vết liên tiếp và theo như điều tra, vũ khí gây án là một chiếc liềm – một công cụ phổ biến trong mùa gặt. Vậy làm thế nào có thể tìm được kẻ giết người trong khi có quá nhiều người mang vật dụng này?

Quan tòa địa phương đã tập hợp tất cả người lao động và yêu cầu họ cho xem chiếc liềm mà họ thường dùng. Mặc dù các công cụ nhìn đều sạch sẽ nhưng duy có một chiếc là bị ruồi bâu đến rất nhanh. Bầy ruồi có thể nhận biết được vết máu còn sót lại và mô vô hình mà mắt người không thể nhìn thấyđược. Khi đối mặt với bằng chứng này, hung thủ đã thú nhận mọi tội lỗi của mình.

Gạt bỏ quan niệm về việc giòi tự sinh ra

Cũng giống như việc cho rằng trái đất bằng phẳng và mặt trời quay quanh trái đất, con người đã từng nghĩ rằng loài giòi sẽ tự xuất hiện khi thịt bị thối rữa. Năm 1668, bác sỹ người Ý Francesco Redi cuối cùng đã chứng minh được mối liên hệ giữa loài ruồi và giòi.

Redi đã so sánh hai nhóm thịt: nhóm thứ nhất được phơi ra hoàn toàn, còn nhóm thứ hai thì được phủ lên bởi một tấm gạc. Ở miếng thịt thứ nhất, ruồi đẻ trứng trực tiếp trên đó và nhanh chóng nở thành những con giòi. Ở miếng thịt được che phủ, không có giòi xuất hiện, nhưng Redi đã quan sát thấy trứng ruồi trên bề mặt của miếng gạc.

Thiết lập mối quan hệ giữa tử thi và động vật chân đốt

Vào những năm 1700 và 1800, các bác sỹ người Pháp và Đức đã quan sát một số lượng lớn các cuộc khai quật xác chết. Hai bác sỹ người Pháp M. Orfila và C. Lesuer đã xuất bản hai cuốn sổ tay về các cuộc đào mộ, ghi lại sự hiện diện của côn trùng trên các tử thi được đào lên. Một số các loài động vật chân đốt đã được xác định trong ấn phẩm năm 1831 của họ. Côn trùng học pháp y – Chính công việc này đã thiết lập mối quan hệ giữa các loài côn trùng cụ thể và các cơ quan phân hủy.

50 năm sau đó, bác sỹ người Đức Reinhard đã tiến đến một phương pháp có hệ thống để nghiên cứu về mối liên kết này. Reinhard đã khai quật các xác chết để thu thập và nhận diện các loài sâu bọ trên tử thi. Ông đặc biệt lưu ý về sự hiện diện của loài ruồi phorid ( ruồi lưng gù) và trao lại cho một đồng nghiệp côn trùng học xác định.

Sử dụng côn trùng để xác định thời gian tử vong của xác chết

Vào những năm 1800, các nhà khoa học biết được rằng côn trùng chắc chắn sẽ sinh sống trên xác chết đang phân hủy. Và sự quan tâm bây giờ đã chuyển sang vấn đề khác. Bác sỹ và các nhà điều tra pháp lý đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng loài côn trùng nào sẽ xuất hiện đầu tiên trên xác chết và vòng đời của chúng có thể tiết lộ được gì về tội phạm.

Năm 1855, bác sỹ người Pháp Bergeret d’Arbois là người đầu tiên sử dụng sự kế tiếp của côn trùng để xác định thời gian tử vong của người.

Một cặp vợ chồng mới tu sửa ngôi nhà ở Paris đã phát hiện ra xác ướp của một đứa bé nằm sau lò sưởi. Họ ngay lập tức bị nghi ngờ mặc dù chỉ vừa mới chuyển đến nhà.

Bergeret, người khám nghiệm tử thi, đã nhận thấy sự định cư của côn trùng trên xác chết. Năm 1849, bằng việc áp dụng phương pháp tương tự như các nhà côn trùng học pháp y hiện nay, ông kết luận rằng cơ thể đã được đặt sau bức tường đó từ vài năm trước. Bergeret đã sử dụng những gì được biết về vòng đời của côn trùng và sự xâm chiếm liên tiếp trên xác chết đến ngày nay. Bản báo cáo của ông đã thuyết phục cảnh sát điều tra những người thuê nhà trước đây bị tình nghi là kẻ giết người.

Bác sỹ thú y người Pháp Jean Pierre Megnin đã dành nhiều năm nghiên cứu và ghi chép về khả năng dự đoán sự xâm chiếm của côn trùng trên các xác chết.

Năm 1894, cuốn La Faune des Cadavre, đỉnh cao về kinh nghiệm y khoa-pháp lý của ông đã được xuất bản. Trong đó, ông phác thảo 8 đợt sóng côn trùng kế tiếp có thể được áp dụng trong quá trình điều tra các ca tử vong đáng ngờ. Megnin cũng lưu ý rằng những xác chết bị chôn vùi không bị ảnh hưởng nhiều bởi loạt sự xâm chiếm này. Chỉ có hai giai đoạn định cư tác động đến các xác chết.

Lĩnh vực côn trùng pháp y hiện đại dựa trên việc quan sát và nghiên cứu của tất cả những người tiên phong kể trên.


Dịch vụ diet con trung quan 5 chúc bạn vui vẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *