Những dụng cụ cần có để nghiên cứu về côn trùng sống
Côn trùng ở khắp mọi nơi nếu như bạn biết tìm kiếm chúng ở đâu và làm như thế nào để bắt chúng. Đa số những dụng cụ bắt côn trùng này rất dễ sử dụng và hầu hết đều được làm từ các vật liệu gia đình. Hãy thêm vào trong hộp cụng cụ của bạn những cái lưới và chiếc bẫy tốt để có thể khám phá được sự đa dạng trong chính sân vườn nhà bạn.
Những dụng cụ bắt côn trùng phổ biến:
1. Lưới bắt côn trùng:
Hay còn gọi là lưới bắt bướm, dùng để bắt những con côn trùng đang bay. Với cấu trúc khung dây tròn bọc bởi lưới có chất liệu nhẹ, dụng cụ này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho loài bướm và các côn trùng có cánh mỏng khác trong quá trình thu thập.
2. Vợt chụp côn trùng:
Loại lưới quét này là phiên bản cứng cáp hơn của lưới chặn bay, có thể chống chịu được khi tiếp xúc với cành cây con và bụi gai. Sử dụng lưới quét để bắt côn trùng đậu trên những chiếc lá và cành cây nhỏ. Đây là dụng cụ cần phải có đối với công việc nghiên cứu côn trùng sống ở đồng cỏ.
3. Lưới nước:
Những côn trùng đi bộ dưới nước, bơi giấu lưng và những loài không xương sống thủy sinh đều rất thú vị cho việc nghiên cứu, côn trùng nước góp phần quan trọng trong việc thể hiện sức khỏe của nguồn nước. Để thu thập chúng, bạn cần phải có một chiếc lưới nước với độ nặng phù hợp thay vì dùng lưới chặn bay chỉ nổi trên mặt nước.
4. Bẫy ánh sáng:
Bất kì ai khi nhìn thấy những con thiêu thân bay xung quanh ánh đèn ở mái hiên cũng đều hiểu tại sao bẫy ánh sáng là một công cụ hữu ích. Chiếc bẫy này có ba phần: một nguồn sáng, một cái phễu và một cái lọ hoặc hộp đựng. Chiếc phễu nằm trên nắp hộp và nguồn ánh sáng được treo ở trên nó. Côn trùng bị thu hút bởi ánh sáng sẽ bay đến chỗ bóng đèn và rơi từ trên cái phễu xuống hộp.
5. Bẫy ánh sáng đen:
Bẫy ánh sáng đen cũng thu hút côn trùng vào buổi tối. Một tấm vải được căng trên một khung dựng đứng trải ở phía sau và bên dưới ánh sáng đen. Đèn được đặt ở trung tâm của miếng vải được dựng. Khu vực bề mặt rộng của miếng vải là nơi tụ tập của côn trùng ưa ánh đèn. Trước buổi sáng, người ta sẽ sử dụng tay để thu thập chúng.
6. Bẫy hố:
Giống như tên gọi của nó, côn trùng sẽ rơi xuống một cái hố – một hộp chứa được chôn trong đất. Bẫy hố là một dụng cụ đơn giản để bắt các côn trùng ở trên mặt đất. Dụng cụ bắt côn trùng này được làm từ một vỏ lon với mép lon được đặt ngang bề mặt đất và một tấm bìa cứng được đặt khẽ trên mặt lon. Những con côn trùng chân đốt tìm kiếm những nơi tối và ẩm thấp sẽ bò xuống phía dưới tấm bìa và rơi xuống chiếc lon.
7. Phễu Berlese:
Rất nhiều con côn trùng nhỏ làm tổ của chúng ở ổ lá, và phễu Berlese chính là công cụ hoàn hảo để thu thập chúng. Một cái phễu lớn được đặt trên miệng của một chiếc bình với ánh sáng được treo lơ lửng ở trên đó. Ổ lá được đặt ở trong cái phễu. Khi mà côn trùng di chuyển khỏi nhiệt và ánh sáng, chúng sẽ bò xuyên qua cái phễu và vào trong lọ.
8. Máy hút:
Những côn trùng nhỏ, hoặc côn trùng ở nơi khó tiếp cận có thể được thu thập bởi máy hút. Máy hút là một lọ nhỏ với hai bộ phận ống và một ống được chặn để côn trùng không chui được qua đó. Bằng cách hút một bên ống, bạn sẽ hút côn trùng vào bên trong lọ qua ống còn lại. Miếng chắn ngăn côn trùng ( hoặc những thứ khác) không chui vào miệng của bạn.
9. Miếng bạt:
Để nghiên cứu các con côn trùng sống ở các cành và lá cây như sâu bướm, một miếng bạt khua là một công cụ cần thiết. Trải một miếng bạt trắng hoặc có màu sáng dưới những nhánh cây. Với một cái sào hoặc gậy, lay động các nhánh cây ở phía trên. Côn trùng đang ăn ở trên cành cây hoặc tán lá sẽ rơi xuống miếng bạt đó.
10. Kính lúp cầm tay:
Không có kính lúp cầm tay tốt, bạn sẽ không thể nhìn thấy các chi tiết về giải phẫu ở các con côn trùng nhỏ. Hãy sử dụng chiếc kính lúp gấp ít nhất 10 lần và có thể gấp 20 – 30 lần.
11. Kẹp:
Sử dụng một chiếc kẹp hoặc chiếc nhíp dài để xử lý những con côn trùng bạn thu thập được. Một số loài có thể đốt hoặc cắn, vì vậy sử dụng kẹp sẽ an toàn hơn khi giữ chúng. Một số con côn trùng nhỏ có thể khó để nhặt bằng tay. Luôn luôn nắm ở phần mềm của con côn trùng như bụng để không làm hại đến chúng.
12. Hộp đựng:
Ngay sau khi thu thập được các con côn trùng sống, bạn sẽ cần một chỗ để lưu trữ chúng. Một hộp chứa bằng nhựa từ cửa hàng thú cưng của địa phương bạn có thể phù hợp với côn trùng lớn nhưng lại không phù hợp với những con côn trùng nhỏ. Đối với hầu hết các loài côn trùng, bất cứ hộp chứa nào có nhiều lỗ không khí nhỏ thì đều hiệu quả. Bạn có thể tái chế các hộp bơ đậu phộng hoặc hộp đựng đồ ăn bằng cách đục vài lỗ ở trên nó. Đặt một chiếc khăn ẩm trong hộp để côn trùng có độ ẩm và chỗ trú.
Hi vọng trong chuyến dã ngoại lần tới, bạn sẽ chuẩn bị thật tốt những dụng cụ bắt côn trùng mà Pest-Solutions đã đề cập.
Dịch vụ diet con trung quan 12 chúc bạn vui vẻ!
Pest-Solutions