10 Sự thật thú vị về ruồi nhà

ruồi-nhà

10 sự thật thú vị về ruồi nhà

Ruồi nhà (tên khoa học: Musca domestica) là loài côn trùng gây hại phổ biến nhất mà chúng ta từng gặp bên cạnh muỗi, gián, kiến… Nhưng bạn biết được bao nhiêu về chúng? Dưới đây là 10 sự thật thú vị về ruồi nhà.

01
of 10

Ruồi nhà sống ở bất cứ đâu có người

ruồi-nhà_4

Mặc dù ruồi nhà có nguồn gốc ở châu Á, nhưng chúng hiện đang sinh sống ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Ở bất cứ đâu có con người sinh sống, ngoại trừ Nam Cực và một vài hòn đảo.

Ruồi nhà là loài côn trùng thích ở gần người, chúng có lợi cho hệ sinh thái bởi mối quan hệ với con người và các loài động vật. Trong lịch sử, khi con người đi đến các vùng đất mới bằng tàu, máy bay, tàu hỏa, hoặc toa xe ngựa, thì ruồi nhà chính là những người bạn du lịch của họ.

Ngược lại, ruồi nhà hiếm khi được phát hiện ở nơi hoang dã hoặc nơi vắng người. Nếu loài người bị tuyệt chủng thì loài ruồi có thể sẽ cùng chung số phận với chúng ta.

02
of 10

Ruồi nhà là loài côn trùng tương đối trẻ

Xét theo các bộ côn trùng, ruồi nhà là loài sinh vật xuất hiện trên trái đất vào đầu kỷ Permian, cách đây hơn 250 triệu năm. Nhưng sự xuất hiện của ruồi tương đối muộn so với những người họ hàng thuộc bộ cánh màng (Diptera) của chúng.

Hóa thạch Musca được phát hiện sớm nhất cũng chỉ mới 70 triệu năm tuổi. Bằng chứng này cho thấy, tổ tiên gần nhất của loài ruồi xuất hiện trong thời kỳ kỷ Cretaceous, ngay trước khi thiên thạch khổng lồ rơi xuống từ bầu trời gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long.

03
of 10

Ruồi nhà sinh sản rất nhanh

ruồi sinh sản

Nếu không phải nhờ các điều kiện môi trường và các loài ăn thịt, thì môi trường sống của con người giờ đây sẽ tràn ngập bởi những con ruồi. Ruồi nhà thường có vòng đời ngắn (chỉ 6 ngày nếu được sống trong môi trường có điều kiện thích hợp), và một con ruồi cái đẻ trung bình 120 quả trứng một lần.

Các nhà khoa học đã tính toán điều gì sẽ xảy ra nếu một cặp ruồi có thể sinh sản mà không có giới hạn hoặc không có tử vong cho đàn con của chúng. Kết quả? Hai con ruồi, chỉ trong 5 tháng, sẽ sản xuất được 191,010,000,000,000,000,000 con ruồi khác – đủ để bao phủ một hành tinh với độ dày đến vài mét.

04
of 10

Ruồi không thể bay xa và bay rất chậm

ruồi bay

Nếu bạn nghe thấy tiếng vo vo thì đó là sự chuyển động nhanh của đôi cánh của một con ruồi, nó có thể vỗ tới 1.000 lần mỗi phút. Thật ngạc nhiên khi biết rằng, thông thường ruồi nhà chỉ duy trì một tốc độ khoảng 4.5km/h. Ruồi di chuyển nhiều chỉ khi điều kiện môi trường buộc chúng phải làm như vậy.

Ở các khu vực thành thị, nơi người dân sống có nhiều rác thải, ruồi  nhà thường sống trong phạm vi nhỏ và chỉ có thể bay 1.000 mét hoặc hơn. Nhưng ở nông thôn, chúng sẽ bay xa và rộng để tìm kiếm phân, có thể lên đến 7 dặm. Khoảng cách bay dài nhất được ghi nhận của một con ruồi là 20 dặm.

05
of 10

Rác thải là môi trường sống của ruồi nhà

Ruồi nhà ăn và được nuôi dưỡng bởi những thứ dơ bẩn như rác thải, phân động vật, nước thải, phân người và các chất bẩn thỉu khác. Ruồi có lẽ là loài côn trùng phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất mà chúng ta gọi chung là ruồi bẩn.

Ở khu vực ngoại thành hay nông thôn, ruồi nhà cũng xuất hiện rất nhiều ở những cánh đồng nơi bột cá hoặc phân chuồng được sử dụng làm phân bón, và trong các đống phân rải cỏ và rau thối rữa.

06
of 10

Thức ăn của ruồi nhà là chất lỏng

sự thật về ruồi nhà

Trong miệng ruồi có miếng xốp giống như miếng bọt biển, rất tốt cho việc ngâm các chất lỏng nhưng ngược lại nó không tác dụng với các thức ăn dạng đặc. Vì vậy, ruồi nhà thường tìm những thức ăn có dạng nhão hoặc chúng sẽ tìm cách biến thức ăn trở thành dạng mà chúng có thể tiêu hóa được.

Khi một con ruồi ăn thức ăn ngon nhưng thuộc dạng rắn, chúng sẽ nhả thức ăn đó ra khỏi miệng và nhai lại. Chất mà ruồi nôn ra có chứa các enzyme tiêu hóa dễ dàng tiêu hóa thức ăn mong muốn, nhanh chóng tiêu hóa và làm hoá lỏng nó để ruồi có thể tiêu hóa nó một cách dễ dàng nhất.

07
of 10

Ruồi nhà dùng chân để cảm nhận mùi vị

Làm thế nào để ruồi có thể cảm nhận mùi vị của một món ăn nào đó? Chỉ đơn giản là chúng giẫm chân lên! Giống như loài bướm, ruồi có cơ quan vị giác ở trên ngón chân, cũng có chức năng giao tiếp.

Các thụ thể vị giác, được gọi là chemosensilla, nằm ở cuối xương ống chân và xương cổ chân. Ngay khi chúng bắt đầu quan tâm đến một thứ gì đó – có thể là rác, phân ngựa, hay bữa trưa của bạn – chúng bắt đầu thử vị của nó bằng cách đi xung quanh.

08
of 10

Ruồi nhà lây truyền nhiều bệnh

ruồi truyền bệnh

Bởi vì ruồi nhà phát triển mạnh ở những nơi có nhiều mầm bệnh, chúng có thói quen xấu mang các chất gây bệnh từ nơi này đến nơi khác. Một con ruồi sẽ bay đến và đậu xung quanh các con chó con, kiểm tra kỹ bằng chân của nó, và sau đó sẽ bay qua bàn ăn của bạn và bu vào thực phẩm.Thức ăn và nới sinh sản của chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.

Ruồi nhà được biết là loài côn trùng truyền bệnh, ít nhất là 65 bệnh và bệnh nhiễm trùng được gây ra bởi chúng, bao gồm bệnh dịch tả,bệnh lỵ, bệnh nhiễm khuẩn Giardia, thương hàn, bệnh phong, viêm kết mạc, nhiễm độc khuẩn salmonella và các loại bệnh khác.

09
of 10

Ruồi có khả năng đi lộn ngược

Có một đoạn phim quay chậm cho thấy một con ruồi sẽ tiếp cận trần nhà bằng cách thực hiện cuộn một nửa cơ thể của mình lại, và sau đó sẽ mở rộng chân để bám chặt vào bề mặt.

Mỗi chân của ruồi nhà đều có gai và một miếng dán dính, vì thế nó có thể bám chặt vào bất cứ bề mặt nào, từ kính cửa sổ trơn tới trần nhà.

10
of 10

Ruồi nhà “ị” rất nhiều

Bởi vì ruồi nhà thường ăn những thức ăn ở dạng lỏng (sự thật số 6), mọi thứ được tiêu hóa khá nhanh qua đường tiêu hóa. Gần như sau mỗi lần bay, nó đều thải phân.

Vì vậy, ngoài việc nôn mửa vào bất cứ thứ gì nó nghĩ có thể làm nên một bữa ăn ngon, ruồi nhà gần như luôn luôn ị tại nơi nó ăn. Hãy luôn nhớ điều mỗi khi bạn có ý định chạm đĩa vào món rau trộn.


Hi vọng bài viết 10 Sự thật thú vị về ruồi nhà sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Xem thêm:

Pest-Solutions

Video: ruồi nhà ăn chất lỏng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *