10 Sự thật thú vị về mối mà bạn chưa biết

10-su-that-thu-vi-ve-moi

Mối, tên khoa học isoptere, có quan hệ họ hàng với loài gián và được biết đến như một loài sinh vật nhai gỗ đã từ hàng triệu năm. Mối là loài côn trùng có tính xã hội cao, từ các con mối châu Phi có thể xây dựng các gò đất cao hơn một người đàn ông, cho đến các loài dưới đất phá hủy nhà cửa con người, tính xã hội của mối chưa bao giờ là đề tài nhàm chán đối với các nhà khoa học. Cùng nhau khám phá những bí ẩn này về loài mối nhé!

Những sự thật thú vị về loài mối: 

1. Về góc độ khoa học, mối là loài sinh vật có lợi với chúng ta

Mối là một cỗ máy phân hủy các chất tồn dư trong đất.

Mối tái chế xác những sinh vật đã chết hoặc đang trong quá trình phân hủy để tạo ra nguồn đất mới, màu mỡ hơn. Những con côn trùng đói này là một phần không thể thiếu đối với sự sống của mỗi cánh rừng. Mối thực hiện việc trao đổi chất trong đất, tái tạo cấu trúc đất. Đó là lý do tại sao những vật liệu từ gỗ có sức thu hút với chúng đến vậy.

2. Mối tiêu hóa Cellulose với sự trợ giúp từ các vi sinh vật có trong ruột

Mối ăn gỗ trực tiếp lên các cây hoặc nấm trên thực vật đã bị mục nát. Các sợ xenlulô không và cứng khiến mối không thể tiêu hóa nếu không nhờ trợ giúp từ các vi sinh vật. Các vi sinh vật này sống ký sinh trong ruột mối có khả năng phá vỡ cấu trúc cứng rắn của những sợi xenlulô. Sự cộng sinh này có lợi cho cả mối và vi khuẩn ký sinh lên chúng. Mối giúp vi khuẩn có nhà để sinh sống đổi lại chúng làm công việc này cho mối.

3. Mối ăn thịt đồng loại để tìm kiếm vi sinh vật

Không phải con mối nào sinh ra cũng có sẵn vi sinh vật trong ruột

Trước khi mối bắt đầu công việc ăn gỗ cây, chúng phải có được nguồn cung cấp vi sinh vật cho đường tiêu hóa. Họ tham gia vào một hoạt động được gọi là trophallaxis, hoặc trong các thuật ngữ ít khoa học hơn là chúng ăn thịt của nhau. Mối cũng phải được cung cấp lại sau khi lột da, vì vậy việc ăn miếng thịt của đồng loại mình là một phần quan trọng cuộc đời của mối.

4. Mối đã sống từ 130 triệu năm về trước và có tổ tiên giống loài gián

Theo một mẫu hóa thạch của côn trùng của 300 triệu năm về trước, các chuyên gia đã nhận thấy rằng mối, gián và bọ ngựa đều có chung một tổ tiên. Mẫu hóa thạch này đã cho các nhà khoa học biết mối đã xuất hiện thời kỳ Phấn Trắng.

5. Mối vua có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con cái

Không giống như loài ong, nơi mà những con đực thường chết ngay sau khi giao phối. Sau những “cuộc hôn nhân”, mối vua vẫn ở lại với mối chúa, chăm sóc cho trứng khi mối chúa cần. Anh ta cũng chia sẻ những nghĩa vụ của một người đàn ông trong gia đình đối với vợ mình là mối chúa. Giúp cô cho bọn trẻ ăn và làm những công việc của một người bố.

6. Mối thợ và mối lính đều bị mù

Trong hầu hết các loài, cả mối thợ và mối lính trong thuộc địa đều bị mù. Vì bản thân chúng đã dành cuộc đời để sống trong đất, trong những nơi tối tăm ẩm thấp. Vì thế chúng không cần sự phát triển của đôi mắt. Chỉ có mối chúa có yêu cầu về thị lực, vì chúng phải bay ra ngoài tổ tìm bạn đời giao phối và tìm vị trí các nơi khác để làm tổ.

7. Nếu mối lính phát ra báo động khi thấy dấu hiệu lạ hoặc nguy cơ bị tấn công

Mối lính phát ra những âm thanh riêng biệt, giúp toàn bộ tổ mối có thể nhận biết. Để báo động, mối lính đập đầu chúng vào các tường đất xung quanh để báo động cho các con mối khác biết.

8. Mối giao tiếp với nhau bằng chất hóa học chúng để lại trên đường đi

Cũng giống như kiến, mối để lại Pheromones (một mùi hương đặc biệt) trên đường đi để cảnh báo với nhau và nói chuyện với nhau. Mối để lại mùi hương để hướng dẫn các mối thợ phía sau nên làm gì ở giai đoạn này. Trong mỗi tổ có một mùi Pheromones đặc trưng nhờ đó mối không bị nhầm lẫn Pheromones từ những tổ khác.

9. Mối vua và mối chúa có thể bay

Những con mối được sinh ra có cánh được gọi là mối cánh, đây là những vị vua và hoàng hậu trẻ trong tổ. Chúng rời tổ, bay ra ngoài cùng người bạn đời và tìm đến những vùng đất rộng lớn để xây dựng vương quốc của mình. Sau khi tìm được nơi lý tưởng, chúng phá bỏ đi đôi cánh và bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc với người mình bạn đời.

10. Mối chăm sóc bản thân rất tốt

Bạn sẽ không nghĩ ra rằng một con côn trùng có thể dành thời gian trong đất để chăm sóc bản thân mình chu đáo, thế nhưng mối luôn cố gắng để giữ sạch sẽ. Mối dành rất nhiều thời gian để chải chuốt lẫn nhau. Vệ sinh tốt rất quan trọng đối với sự sống còn của chúng, vì nó giữ ký sinh trùng và vi khuẩn có hại đang được kiểm soát trong phạm vi thuộc địa.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết 7 cách diệt mối tận gốc để biết thêm những thông tin bổ ích!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *