Chuồn chuồn và những sự thật bạn chưa biết…
Khi còn nhỏ, tôi rất sợ chuồn chuồn nhào xuống đầu khi đang thả trôi mình trong hồ tắm vì nghĩ rằng chúng sẽ khâu môi của mình lại. Nhưng thật may, đó chỉ là truyền thuyết, chuồn chuồn vô hại với con người. Hãy cùng khám phá 10 sự thật thú vị về chuồn chuồn nhé.
10 Sự thật thú vị về chuồn chuồn
Chuồn chuồn là côn trùng cổ xưa
Đã có một khoảng thời gian dài trước khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất, khi đó chuồn chuồn đã bay lượn trong không gian.
Nếu quay trở lại 250 triệu năm trước, chúng ta có thể ngay lập tức nhận ra được sự tương đồng về cách chuồn chuồn đuổi theo con mồi. Griffenflies – tiền thân của loài chuồn chuồn hiện đại, đã xuất hiện trong thời kỳ cacbon hơn 300 triệu năm trước.
Ấu trùng chuồn chuồn sống ở trong nước
Đó chính là lý do tại sao chuồn chuồn thường bay lượn quanh ao, hồ, vì đó là nơi chúng sinh sản. Chuồn chuồn cái đẻ trứng trên mặt nước hoặc ở trên cành, lá cây thủy sinh hay rêu. Ngay sau khi nở ra, ấu trùng (trong trường hợp này là tiền ấu trùng) sẽ đi săn các loài không xương sống thủy sinh khác để nuôi chúng.
Các loài lớn hơn thậm chí còn ăn cả những loài cá con và nòng nọc. Sau khoảng 9 -17 lần lột xác, chúng cuối cùng cũng trưởng thành và ấu trùng sẽ bò ra khỏi nước để trút lớp da cuối cùng.
Ấu trùng chuồn chuồn thở bằng hậu môn
Ấu trùng chuồn chuồn thở bằng lá mang ở phía cuối bụng.
Lá mang của chúng khá kì quặc, nằm ở bên trong ruột thẳng. Điều đó là đúng vì nó thở bằng mông. Chúng sẽ đưa hậu môn của mình xuống nước để trao đổi khí gas. Khi đẩy nước từ phía sau, ấu trùng sẽ được đưa ra theo đó, cung cấp điều kiện thuận lợi cho chúng.
90% chuồn chuồn mới trưởng thành đều bị ăn thịt
Khi ấu trùng sẵn sàng chuyển sang giai đoạn trưởng thành, chúng bò ra khỏi mặt nước tiến đến các viên đá hoặc gốc cây và thay da lần cuối. Mất khoảng một tiếng để những con trưởng thành mở rộng kích thước cơ thể. Chuồn chuồn mới phát triển này được gọi là con mới trưởng thành với thân mềm, xương chưa cứng cáp, màu sắc còn nhợt nhạt và rất dễ bị tổn thương trước động vật ăn thịt.
Vào những ngày đầu, chúng sẽ vẫn còn bay yếu cho đến khi nào cơ thể trở nên hoàn toàn cứng cáp. Do những con mới trưởng thành này đã đủ độ “chín” để các con chim và động vật khác ăn thịt nên một số lượng lớn các con chuồn chuồn bị ăn mất trong những ngày đầu sau khi phát triển.
Chuồn chuồn có tầm nhìn xuất sắc
So với các con côn trùng khác, chuồn chuồn có tầm nhìn cực kỳ tốt. Đầu của chúng hầu hết bị chiếm bởi cặp mắt phức hợp lớn cung cấp tầm nhìn gần như 360°. Mỗi mắt chứa khoảng 30.000 ống kính hoặc ommatidia. Một con chuồn chuồn sử dụng 80% bộ não của chúng để xử lý toàn bộ thông tin mắt nhìn thấy.
Chúng có thể nhìn được nhiều màu sắc hơn con người. Tầm nhìn nổi bật này giúp chúng phát hiện được sự di chuyển của các côn trùng khác và tránh va chạm trong khi bay.
Chuồn chuồn là bậc thầy trong bay lượn
Chúng có thể di chuyển bốn cánh độc lập. Ngoài việc vỗ lên xuống từng cánh một, chúng còn có thể xoay cánh lên trước và ra sau trên trục.
Khả năng linh hoạt này cho phép chuồn chuồn có thể trình diễn trên không mà không côn trùng nào có được. Chúng có thể bay lên hoặc xuống, bay lùi, dừng lại, chao lượn, xoay vòng với tốc độ nhanh hoặc chậm. Một con chuồn chuồn có thể bay về phía trước với tốc độ lên tới 100 lần độ dài cơ thể mỗi giây, hoặc 30 dặm trên một giờ. Các nhà khoa học trường Đại học Harvard đã sử dụng máy ảnh để nghiên cứu về sự bay của chúng. Họ chụp lúc chúng đang bay, bắt mồi và quay về tổ; tất cả chỉ diễn ra trong khoảng từ 1 đến 1.5 giây.
Chuồn chuồn đực rất hiếu chiến
Cạnh tranh giành chuồn chuồn cái giữa các con đực luôn luôn khốc liệt, và chúng sẽ sẵn sàng tấn công bất cứ kẻ xâm nhập nào. Ở một số loài, con đực sẽ xác nhận và bảo vệ lãnh thổ của chúng khỏi các con đực khác. Những con chuồn chuồn kim, loài clubtail và petaltail luôn tìm được chỗ đẻ trứng đầu tiên xung quanh ao hồ.
Khi đối thủ bay vào lãnh thổ đã được đánh dấu chủ quyền, con đực làm chủ khu vực đó sẽ đuổi theo kẻ xâm phạm. Một số loài chuồn chuồn khác mặc dù không bảo vệ lãnh thổ nhưng cũng sẽ cư xử hung hăng đối với các con đực khác tiến vào đường bay hoặc tiếp cận hang ổ của chúng.
Chuồn chuồn đực có cơ quan sinh dục thứ cấp
Ở hầu hết các loài côn trùng, cơ quan sinh dục của con đực sẽ nằm ở đầu bụng. Nhưng loài chuồn chuồn thì không như vậy. Cơ quan sinh dục của chúng nằm ở phía dưới bụng, quanh đốt thứ 2 và 3. Tinh dịch được chứa ở phần đầu của đốt thứ 9. Trước khi giao phối, chúng phải gập bụng rồi chuyển tinh trùng đến dương vật.
Một số chuồn chuồn di cư
Có một số lượng chuồn chuồn di cư dù đơn lẻ hay theo đàn. Giống như các sinh vật di cư khác, chúng di chuyển để theo dõi, tìm kiếm nguồn thức ăn cần thiết hoặc để chống chọi lại sự thay đổi môi trường sống như thời tiết lạnh giá. Chẳng hạn như chuồn chuồn xanh đều bay theo đàn về phía nam vào mùa thu và di cư về phía bắc vào mùa xuân.
Chuồn chuồn Globe là một trong số những loài phát triển tạm thời ở các hồ nước trong. Do buộc phải thuận theo các cơn mưa để có thêm địa điểm sinh sản, nên loài này đã lập kỷ lục mới về côn trùng khi một nhà sinh vật học ghi lại chuyến đi dài 11.000 dặm giữa Ấn Độ và Châu Phi của chúng.
Chuồn chuồn có khả năng chịu nhiệt
Giống như tất cả các loài côn trùng, chuồn chuồn là động vật máu lạnh. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng được Mẹ Thiên Nhiên ban cho khả năng giữ ấm hoặc làm mát. Những con chuồn chuồn đi tuần tra sẽ làm nóng cánh bằng cách di chuyển với tốc độ nhanh phát ra tiếng vù vù để làm ấm cơ thể.
Vị trí chúng đậu phụ thuộc vào năng lượng mặt trời để sưởi ấm, nhưng chúng cũng biết bố trí một cách khéo léo sao cho tối đa hóa diện tích bề mặt cơ thể tiếp xúc với ánh nắng. Một số còn sử dụng đôi cánh như vật phản xạ nhiệt, nghiêng về phía cơ thể để ánh nắng chiếu vào. Trái lại, vào mùa nóng, chúng sẽ tìm vị trí sao cho giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với mặt trời và sử dụng cánh để làm lệch hướng nắng.
Hi vọng bài viết 10 sự thật thú vị về chuồn chuồn sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.
Dịch vụ diet con trung quan 10 chúc bạn thành công!
Pest-Solutions